Hội chứng ruột ngắn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Phẫu thuật cắt đoạn ruột non sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể gây ra hội chứng ruột ngắn. Tùy thuộc vào độ dài cũng như chức năng của phần ruột non còn lại, mỗi bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng nhà thuốc An Tâm tìm hiểu một cách chi tiết nhất về loại bệnh này.

hội chứng ruột ngắn

I. Giới thiệu tổng quan về ruột của cơ thể người 

Ruột là bộ phận quan trọng trong ống tiêu hóa của cơ thể, giữ nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng đồng thời thúc đẩy chất dinh dưỡng được hấp thụ từ ruột vào máu. Bộ phận này có 2 loại, gồm: ruột già và ruột non hay đại tràng.

Ruột già dài khoảng 1.50m giúp cơ thể hấp thụ chất khoáng, nước và vitamin B12. Ruột non dài khoảng 4.5 đến 6m, gồm có 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Đây là bộ phận giữ vai trò chính trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ khoáng chất, vitamin, chất béo, đạm, đường bột và một phần nước cho cơ thể.

Nếu vì một bất cứ lý do nào, phần ruột này bị thiếu thì phần còn lại vẫn có thể thích nghi dần để đảm bảo chức năng của ống tiêu hóa. Cụ thể những phần ruột còn lại sẽ thay đổi cấu trúc để cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt như trước đây. Tuy nhiên, quá trình thay đổi này cần có một khoảng thời gian nhất định. 

II. Hội chứng ruột ngắn là gì?

hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn xuất hiện ở những người từng phẫu thuật cắt bỏ một nửa hoặc nhiều hơn bộ phận ruột non, làm chiều dài đoạn ruột còn lại không quá 1.2m. Điều này khiến cho cơ thể không hấp thụ đúng cách, kém các chất dinh dưỡng từ thức ăn, vitamin, nước vào cơ thể. 

Trung bình mỗi năm thì có khoảng 3 người từng phẫu thuật ruột non bị ảnh hưởng bởi hội chứng ruột ngắn. Do đó, hiện tại thì đây vẫn là một tình trạng bệnh hiếm gặp.

III. Các nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột ngắn

Nguyên nhân chính gây nên hội chứng ruột ngắn là do các cuộc phẫu thuật cắt bỏ một nửa hoặc nhiều hơn phần ruột non để điều trị các bệnh về đường ruột, thương tích cũng như khuyết tật bẩm sinh.

Với trẻ sơ sinh, hội chứng này có thể xảy ra sau khi phẫu thuật điều trị một số bệnh như viêm hoạt tử ở trẻ sinh non, đường ruột bị khuyết tật bẩm sinh hoặc trẻ bị tắc ruột phân su.

Với trẻ em và người lớn, hội chứng ruột ngắn xảy ra sau phẫu thuật để điều trị một số bệnh lý như:

  • Lồng ruột: Nghĩa là một phần nết ruột này chèn vào một phần của ruột khác.
  • Người bị bệnh Crohn nghiêm trọng: Bệnh xảy ra tại nhiều phần của đường tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Điều này khiến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ bị suy giảm nếu ảnh hưởng đến ruột non.
  • Tình trạng thiếu máu nuôi dẫn đến tổn thương về đường ruột.
  • Bị chấn thương gây ra tổn thương đường ruột. 
  • Bị ung thư và phải điều trị dẫn đến tổn thương ruột.

IV. Những dấu hiệu của hội chứng ruột ngắn

hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn được chia làm 3 giai đoạn khác nhau với những dấu hiệu nhận biết nhất định. Song nhìn chung thì các giai đoạn đều có các triệu chứng sau đây:

  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng do cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
  • Bị tiêu chảy do ruột non bị cắt bỏ nên giảm chức năng hấp thụ.
  • Mất nước: Tùy vào từng giai đoạn bệnh và khả năng hấp thụ của đoạn ruột còn lại mà mức độ mất nước là khác nhau.
  • Nhiễm trùng: Tình trạng này xảy ra là do suy dinh dưỡng, nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài, cắt ruột, suy giảm hệ miễn dịch…
  • Các rối loạn về đường tiêu hoá khác như: nôn trớ, đau bụng, đầy hơi…

Ngoài những dấu hiệu nhận biết chung trên thì mỗi giai đoạn của hội chứng này đều có những dấu hiệu nhận biết đặc biệt. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này xảy ra từ 1 đến 4 tuần sau phẫu thuật. Đặc trưng của giai đoạn này là sự mất nước khối lượng lớn cùng điện giải qua phân. Do đó, giai đoạn này cần chú ý hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường ruột, tăng kiểm soát nước và điện giải. Tùy vào vị trí, độ dài đoạn ruột bị cắt mà sự bài tiết dịch dạ dày sẽ tăng khác nhau.
  • Giai đoạn thích nghi: Giai đoạn này diễn ra trong vài tuần, vài tháng hoặc đến vài năm. Đặc trưng của giai đoạn này là sự giảm sút về mất nước và điện giải do đã cải thiện dần tình trạng tiêu chảy. Mức độ phụ thuộc vào dinh dưỡng ngoài ruột giảm dần và tăng dần dung nạp qua đường tiêu hóa. 
  • Giai đoạn ổn định: Giai đoạn này đánh dấu sự thành công của việc thích ứng ruột. Người bệnh sẽ bắt đầu ăn hoàn toàn bằng đường miệng, dinh dưỡng ruột được dung nạp và có thể lựa chọn ngừng dinh dưỡng từ ngoài ruột.

Bên cạnh đó, loại bệnh này còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khắc như ợ nóng, đầy hơi, đau bụng, sụt cân, mệt mỏi, phát ban da, phân mùi nặng, nguy cơ loãng xương cao, sự phát triển ở trẻ nhỏ bị ảnh hưởng…

V. Những biến chứng của hội chứng ruột ngắn

hội chứng ruột ngắn

1. Biến chứng tiêu chảy mất nước, điện giải

Biến chứng này xuất hiện sớm và hay gặp nhất. Điều này là do tính thấm vào tế bào lớn hơn khả năng hấp thụ của các tế bào biểu mô đường ruột, thể tích dịch quá nhiều trong đường ruột và tình trạng kém hấp thụ muối mật tại đại tràng.

2. Biến chứng liên quan đến catheter của các bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài

  • Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng khi tỷ lệ mắc và tử vong rất cao. Điều này là do sự lây truyền chéo và chăm sóc catheter không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do tăng bilirubin máu, tắc mật hoặc bệnh lý gan có tiến triển.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có nguy cơ nhiễm trù cao gấp nhiều lần so với trẻ bình thường.
  • Ngoài ra, còn xuất hiện các tổn thương cơ học khác như tắc nghẽn hoặc hỏng catheter.

3. Biến chứng thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Nếu trẻ mắc phải hội chứng này thì nguy cơ thiếu các chất dinh dưỡng là rất cao. Đặc biệt là giai đoạn chuyển tiếp từ nuôi dưỡng tĩnh mạch sang giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột thì sẽ có ít nhất 33% thiếu vitamin, 77% thiếu chất khoáng.

Sau đó, chuyển đến tiếp giai đoạn nuôi dưỡng đường ruột hoàn toàn, nguy cơ thiếu vi chất càng tăng cao cụ thể như vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), kẽm, sắt.

4. Biến chứng sỏi thận khi bị hội chứng ruột ngắn

Hiện có đến 40-60% bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài sẽ bị gan mật kèm theo. Biến chứng sẽ ngày càng nặng nếu người bệnh phải nhịn ăn và nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài, đặc biệt ở trẻ sinh non hoặc suy dinh dưỡng.

Biến chứng này xuất hiện ở những trẻ cắt hồi tràng, cắt cắt van hồi manh tràng hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài hơn 3 tháng.

5. Biến chứng quá phát vi khuẩn

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do mất van hồi manh tràng, hậu quả của việc dùng thuốc giảm tiết dịch dạ dày. Ngoài ra, quá trình này còn liên quan đến sự phụ thuộc nuôi dưỡng tĩnh mạch do suy giảm chức năng đường ruột bởi vì nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch kéo dài sẽ thúc đẩy quá trình quá phát vi khuẩn đường ruột. Biến chứng này sẽ gây tình trạng hấp thu kém và mất protein qua ruột hoặc thiếu vitamin B12.

VI. Chẩn đoán về hội chứng ruột ngắn

1. Tiêu chuẩn giải phẫu hay ruột ngắn giải phẫu:

Tùy vào từng đối tượng mà ta có những quy định về tiêu chuẩn giải phẫu như sau:

Đối với trẻ sơ sinh: Ruột non còn lại nhỏ hơn 50cm đối với tuổi thai nhỏ hơn 36 tuần và nhỏ hơn 72cm đối với trẻ đã đủ tháng.

Đối với trẻ khác Ruột non còn lại nhỏ hơn 75cm đối với tuổi nhỏ hơn 12 tháng và nhỏ hơn 100cm đối với trẻ đã lớn hơn 12 tháng.

2. Tiêu chuẩn chức năng hay ruột ngắn chức năng

Trẻ cần được hỗ trợ nuôi dưỡng tĩnh mạch trong một thời gian dài, tối thiểu là 60 ngày. 

VII. Điều trị hội chứng ruột ngắn

hội chứng ruột ngắn

1. Mục tiêu điều trị của hội chứng ruột ngắn

  • Nhằm giảm sự bài tiết của ruột, làm chậm quá trình lưu thông ruột.
  • Phòng ngừa thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc hiệu như năng lượng, protein để đảm bảo sự phát triển, tăng trưởng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 
  • Thúc đẩy sự thích nghi của đoạn ruột còn lại bằng cách cung cấp lộ trình cùng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
  • Kiểm soát cân bằng dịch và chất điện giải của cơ thể.

2. Nguyên tắc điều trị hội chứng ruột ngắn

  • Cần kết hợp dinh dưỡng tĩnh mạch và dinh dưỡng đường tiêu hoá theo đúng tình trạng hấp thu của mỗi bệnh nhân.
  • Khi dinh dưỡng đường ruột đã thích nghi, không phụ thuộc nuôi dưỡng tĩnh mạch thì điều trị duy trì dinh dưỡng kéo dài cần được thiết lập ngay lập tức.
  • Việc nuôi dưỡng tĩnh mạch sẽ ngừng khi dinh dưỡng đường ruột cung cấp được hơn 75% nhu cầu của cơ thể.
  • Trẻ em cần được điều trị lâu dài, theo dõi và tái khám định kỳ.
  • Cần biết cách chăm sóc hậu môn nhân tạo(nếu có).
  • Để có thể theo dõi và bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cho cơ thể, ta cần theo dõi lâu dài tình trạng dinh dưỡng, cũng như sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng thông qua xét nghiệm vi chất định kỳ.
  • Có phương pháp điều trị các biến chứng kèm theo. Nếu điều trị nội khoa thất bại thì bệnh nhân có thể điều trị ngoại khoa bằng cách tiến hành ghép ruột nếu đủ điều kiện.

>> Thuốc Genotropin 12mg – Điều trị hội chứng ruột ngắn

VIII. Các biện pháp phòng ngừa

  • Có chế độ ăn uống với hàm lượng calo cao với đầy đủ khoáng chất, vitamin thiết yếu, các chất dinh dưỡng.
  • Nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số yếu tố tăng trưởng đặc biệt hoặc tiêm thêm khoáng chất và vitamin.
  • Chỉ thực hiện phẫu thuật cấy ghép ruột non do bác sĩ chỉ định khi thấy cần thiết.
  • Cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp gồm:
  • Chế độ ăn đầy đủ tinh bột ít chất xơ, đạm nạc, tránh đường và giảm thiểu chất béo.
  • Nhờ bác sĩ tư vấn các hoạt động thể lực, thời lượng phù hợp, có ích cho cơ thể.
  • Nhờ sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh trong công việc hàng ngày. Nếu có áp lực, căng thẳng về tâm lý thì bạn nên đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ.
  • Nếu cơ thể gặp phải một số dấu hiệu như quá khát nước, nước tiểu màu sẫm, tiểu ít, da khô, bị chóng mặt, mơ màng, ngất xỉu thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa.

IX. Chế độ dinh dưỡng khi điều trị cho trẻ nhỏ

  • Dinh dưỡng trong điều trị hội chứng này vô cùng quan trọng bởi nó quyết định sự thành bại của liệu trình điều trị tổng thể cho trẻ nhỏ. 
  • Tùy từng mức độ bệnh, lứa tuổi, khả năng hấp thu của đường ruột mà chế độ ăn của trẻ sẽ khác nhau và hướng điều trị (nội hay ngoại trú) cũng khác nhau.
  • Nếu chăm sóc tại nhà, các mẹ cần ghi lại nhật ký ăn uống, tình trạng phân, sự phát triển thể chất của bé theo chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Nếu trẻ ở độ tuổi bú mẹ, các mẹ có sữa vẫn nên cho con bú tiếp để hấp thu tốt.
  • Trẻ cũng có thể dùng thêm sữa công thức thủy phân nếu mẹ không có sữa, ít hoặc trẻ không hấp thu được. Loại sữa, liều dùng, cách dùng sẽ khác nhau đối với từng bệnh nhân nên các mẹ cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ.
  • Để tăng thời gian hấp thu tại đường tiêu hóa, trẻ cần được cho ăn thật chậm, đổ thìa.
  • Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng thì có thể tập ăn bột, lớn hơn 12 tháng thì có thể tập ăn cháo. Tuy nhiên số bữa ăn và lượng ăn còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu của trẻ và theo sự tư vấn của bác sĩ. 

X. Thời điểm bố mẹ cần cho trẻ đi khám

Nếu trẻ mắc HCRN thì phải điều trị kéo dài và nhiều đợt. Khi tình trạng ổn định thì bé sẽ được xuất viện và theo dõi tại nhà. Thời điểm bố mẹ cần đưa trẻ đến tái khám khi:

  • Có lịch hẹn tái khám định kỳ.
  • Trẻ xảy ra một số tình trạng nặng như nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, nôn trớ, kém ăn, mệt mỏi.
  • Lượng phân nhiều hơn bình thường và có máu trong phân.
  • Không tiểu được hoặc tiểu ít hơn bình thường. 
  • Viêm, sưng tấy đỏ, có mủ tại vùng hậu môn nhân tạo nếu có.

XI. Một số câu hỏi liên quan

hội chứng ruột ngắn

1. Nếu mắc HCRN mà không được nuôi dưỡng tốt thì có nguy cơ tử vong không?

Đối với các bệnh nhi mắc hội chứng này, nguy cơ bị suy dinh dưỡng nặng và tử vong là rất cao. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng nên ưu tiên lựa chọn nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa bởi đây là giải pháp đơn giản, hiệu quả và ít chi phí nhất.

2. Phương pháp “hoàn hồi” là gì? Nó có hiệu quả không?

Ngoài phương pháp nuôi ăn trực tiếp bằng các loại sữa thủy phân thì phương pháp nuôi dưỡng khác là “hoàn hồi” cũng được nhiều người quan tâm. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được làm hậu môn nhân tạo có đầu trên thông với non để chứa đựng các chất không hấp thu hết do ruột thải ra. Chất lỏng từ hậu môn nhân tạo sẽ bơm vào đoạn ruột dưới hậu môn để giúp trẻ hấp thu các chất dinh dưỡng còn lại.

Phương pháp này hiện được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao khi đã cứu sống thêm nhiều bệnh nhi khi độ dài ruột còn lại rất ngắn.

Hy vọng rằng với những thông tin về hội chứng ruột ngắn được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với các bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ giải đáp, vui lòng liên hệ Nhà thuốc An Tâm theo số hotline: 0937 54 22 33 hoặc website: https://nhathuocantam.org/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *