Hẹp bao quy đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị như nào là tốt nhất? Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều nam giới quan tâm. Những chia sẻ của Nhà thuốc An Tâm trong bài viết sau hy vọng sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích nhất cho mình nhé.
Hẹp bao quy đầu là gì?
- Khi bước sang tuổi trưởng thành da quy đầu sẽ tự tuột xuống để lộ ra phần quy đầu và lỗ tiểu. Tuy nhiên, khi nam giới bị mắc bệnh hẹp bao quy đầu thì phần da bao quy đầu vẫn bị bó chặt bao trùm lấy toàn bộ dương vật. Mà không thể tuột xuống khi ở trạng thái bình thường hoặc khi cương cứng.
- Trên thực thế thì hầu hết các bé trai khi mới sinh ra đều gặp tình trạng này. Lúc này phần da của bao quy đầu có vai trò bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu.
- Đây là hiện tượng sinh lý thông thường nên không đáng lo ngại. Khi càng lớn cơ thể phát triển, các tế bào chết của thượng bì da bao quy đầu bong ra giúp cho bao quy đầu tự tách khỏi quy đầu.
- Đối với những trẻ trên 5 tuổi mà lớp da bao quy đầu vẫn bao trùm toàn bộ quy đầu được gọi là hẹp bao quy đầu. Đây là dạng bệnh lý cần phải có sự can thiệp ngoại khoa để xử lý.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Ghẻ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phân loại hẹp bao quy đầu
- Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: da quy đầu dương vật không kéo xuống được kể cả lúc cương cứng. Hầu hết các bé trai sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu hoàn toàn và quy đầu sẽ tự tuột ra khi lớn lên.
- Hẹp bao quy đầu không hoàn toàn: bao quy đầu có thể lộn lên được nhưng khi cương cứng có cảm giác co thắt.
- Dính bao quy đầu: Da quy đầu lộn lên không hoàn toàn, thường gặp ở trẻ từ 1-13 tuổi.
Những ai có nguy cơ bị hẹp bao quy đầu?
- Bé trai sơ sinh đến giai đoạn trưởng thành đều có nguy cơ mắc bệnh.
- Tuy nhiên bệnh cũng có khả năng mắc phải khi bệnh nhân bị các bệnh viêm nhiễm vùng kín gây sẹo xơ hóa ở nam giới có bao quy đầu bình thường.
Nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp bao quy đầu ở nam giới
Nguyên nhân dẫn đến hẹp bao quy đầu có thể kể đến như sau:
Do bẩm sinh:
Phần lớn các trường hợp bị hẹp bao quy đầu là do bẩm sinh. Bởi khi vừa mới trào đời, 100% bé trai đều có lớp da bao bọc ôm sát dương vật. Vì thế, trong những trường hợp này này bạn cũng không cần phả quá lo lắng.
Do bệnh lý:
Hẹp bao quy đầu có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, đó là khi dương vật bị viêm nhiễm, do dài bao quy đầu hoặc do bao quy đầu kết dính với quy đầu nên không thể lột được.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Ung thư dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết tình trạng hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu không khó để nhận biết, mà ngược lại bạn có thể dễ dàng biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Lớp da bó sát dương vật, không thể lột lên xuống dễ dàng để vệ sinh
- Không thể cương hết cỡ dương vật khi quan hệ tình dục

- Đau buốt khi dương vật cương cứng
- Sưng đỏ dương vật
- Khó khăn khi tiểu tiện
- Xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh
- Bụi bẩn, cặn bã tích tụ bên trong nhưng bạn không thể vệ sinh sạch sẽ, lâu dài sẽ gây nên tình trạng bị viêm nhiễm nặng
Khi thấy mình có những dấu hiệu trên chắc chắn bạn đã bị hẹp bao quy đầu. Vì thế, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra hướng xử lí kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn nhé.
Tác hại của hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Tình trạng này nếu để quá lâu có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của nam giới, cụ thể như:
- Viêm quy đầu: khi tế bào dưới lớp da bao quy đầu chết tróc ra kết hợp với các loại cặn bã do hẹp bao quy đầu mà không thể thoát ra ngoài sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đầu dương vật.
- Viêm nhiễm niệu đạo: tình trạng này khiến các vi khuẩn này gây viêm nhiễm trên quy đầu, đồng thời rất dễ xâm lấn sang niệu đạo. Nhiều trường hợp vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang, hay viêm thận.
- Nghẹt quy đầu: tình trạng này là khi lớp da bao quy đầu sau khi kéo tuột ra nhưng không kéo phủ trở lại được. Khi dương vật cương cứng, phần da này vẫn phủ căng vòng quanh dương vật dẫn đến nghẹt quy đầu. Nếu kéo dài sẽ khiến máu không lưu thông dẫn đến sưng phù nề quy đầu, hoặc nguy hiểm hơn là hoại tử quy đầu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Hẹp bao quy đầu là hiện tượng thường gặp ở mọi trẻ sơ sinh. Dần dần khi trẻ lớn lên lớp bao da quy đầu sẽ tự lột xuống. Thông thường trẻ khoảng 3 – 4 tuổi là bao quy đầu đã tuột xuống hoàn toàn. Một số trường hợp phải đến 9 – 10 tuổi bao quy đầu mới tuột xuống được. Thế nên phụ huynh không cần quá lo lắng vì hẹp bao quy đầu là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên nếu bao quy đầu của trẻ có hiện tượng bị phồng to như bong bóng hoặc quá 10 tuổi mà trẻ vẫn chưa tuột được bao quy đầu thì cha mẹ cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị sớm.
- Hẹp bao quy đầu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm nhiễm quy đầu, viêm bao quy đầu, ung thư dương vật.
- Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp.
Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hẹp bao quy đầu
Các dấu hiệu giúp chẩn đoán xác định hẹp bao quy đầu:
- Không thể lộn được bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ.
- Chỉ lộn bao quy đầu được một phần quy đầu dương vật.
- Khi cương cứng, bao quy đầu không trượt được về phía gốc dương vật và gây đau.
- Bao quy đầu sưng phồng khi đi tiểu tia nước tiểu nhỏ, phụt mạnh và xa.
- Khó quan sát thấy lỗ niệu đạo ngoài.
Các biện pháp điều trị bệnh Hẹp bao quy đầu
Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ nghiêm trọng, các điều trị có thể bao gồm:
Lộn bao quy đầu
- Thường được chỉ định cho trẻ nhỏ, bao quy đầu không có vòng xơ.
- Khi bé 5 – 6 tháng tuổi, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể hỗ trợ bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường.
Bôi thuốc mỡ corticosteroid tại chỗ
- Sau khi lộn một thời gian nếu không có kết quả chúng ta có thể chuyển sang kết hợp bôi thuốc mỡ corticoid. Đây là một phương pháp hiệu quả với hầu hết các bé trai.
- Dùng thuốc mỡ chứa steroid bôi vào da quy đầu kết hợp với lộn quy đầu ngày 2 lần. Thuốc có tác dụng chống viêm làm cho quy đầu giãn ra hỗ trợ cho động tác lộn. Phương pháp này có thể tự làm mà không cần phải bác sỹ.
- Phương pháp có tỷ lệ thành công cao (85 – 95%) và có thể tự làm không cần phải bác sĩ. Ưu điểm là không gây đau hay sang chấn tinh thần cho trẻ.
Nong bao quy đầu
- Thường được chỉ định cho trẻ sau khi đã dùng biện pháp lộn bằng tay không kết quả.
- Phương pháp: Dùng panh nong rộng bao quy đầu mỗi ngày, kết hợp với bôi thuốc steroid chống viêm và tránh sẹo. Điều trị này gây đau và sang chấn nhiều hơn so với biện pháp lộn bao quy đầu. Thời gian điều trị thường kéo dài vài tuần.

Cắt bao quy đầu
Là phương pháp xâm lấn, điều trị triệt để và được chỉ định trong các trường hợp:
- Hẹp bao quy đầu bệnh lý.
- Viêm da quy đầu nặng hoặc tái phát, thất bại với điều trị thuốc bôi tại chỗ.
- Nghẹt bao quy đầu, không thể tuột lên về bình thường.
- Nhiễm trùng tiểu tái phát do hẹp bao quy đầu.
Phòng ngừa bệnh hẹp bao quy đầu
- Vấn đề vệ sinh: cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt là loại bỏ các chất bẩn từ nước tiểu hay dịch tiết ở bao quy đầu, không nên để lâu gây viêm nhiễm. Đồ lót phải sạch sẽ, khô thoáng. Cơ quan sinh dục khô thoáng.
- Tránh dài bao quy đầu: nên đến bác sĩ để được thăm khám khi bao quy đầu dị thường, tránh tình trạng gây ra vi khuẩn truyền nhiễm gây viêm bao quy đầu.
- Tránh bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: không nên quan hệ tình dục bữa bãi, quan hệ không an toàn, có nhiều bạn tình. Khi một trong hai vợ chồng mắc bệnh truyền nhiễm thì cần chữa trị cùng lúc cả hai vợ chồng.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về hẹp bao quy đầu.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.