Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ chỉ là do thức ăn nhanh và bia rượu. Nhưng trên thực tế có nhiều người không nghiện rượu vẫn mắc bệnh này. Vậy bệnh gan nhiễm mỡ có những nguyên nhân và triệu chứng thế nào, hãy lắng nghe giải đáp từ các bác sĩ chuyên ngành.
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, lên đến hơn 5% tổng trọng lượng của lá gan. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ hoặc chuyển hóa mỡ không kịp, lượng mỡ thừa sẽ tích trữ trong các tế bào gan và gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Gan có hiện tượng phình to ra, tuy nhiên nhìn chung bệnh không quá nguy hiểm. Nguy hiểm là những biến chứng của bệnh về sau.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ
Theo các nhà khoa học, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý gan nhiễm mỡ, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất được xác định trong hầu hết các trường hợp là do uống nhiều rượu. Vì vậy mà các nguyên nhân gan nhiễm mỡ được chia thành 2 nhóm:
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ do rượu
Uống nhiều bia, rượu sẽ làm tăng lượng mỡ ở các mô dự trữ trong cơ thể, đồng thời hạn chế quá trình tổng hợp lipoprotein và ức chế sự thải mỡ ở gan… Những quá trình này khiến cho chức năng gan bị giảm đi, mỡ ở gan tăng lên và dẫn tới bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ không do rượu
Ở những người không uống rượu thì nguyên nhân vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, các yếu tố như nặng cân, có chế độ ăn nhiều đường chế biến, chất béo, mắc bệnh tiểu đường, hoạt động thể chất thấp và di truyền đều đóng vai trò trong bệnh gan nhiễm mỡ.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:
- Uống quá nhiều rượu, bia
- Béo phì
- Thiếu hụt dưỡng chất, ăn kiêng quá mức
- Bệnh nội tiết và chuyển hóa
- Yếu tố di truyền
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Mang thai
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Hẹp bao quy đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Phân loại gan nhiễm mỡ
Không chỉ dựa theo nguyên nhân gan nhiễm mỡ, trên lâm sàng, gan nhiễm mỡ sẽ được phân loại rõ ràng hơn dựa trên kết quả của mẫu sinh thiết gan dưới kính hiển vi. Cụ thể, tình trạng gan nhiễm mỡ của cơ thể có thể chia thành 4 phân nhóm sau:
- Gan nhiễm mỡ do rượu
- Viêm gan nhiễm mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại b, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
- Gan nhiễm mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không có kèm theo tình trạng viêm gan.
Các cấp độ của gan nhiễm mỡ
Dựa trên khối lượng mỡ trong gan và mức độ ảnh hưởng; gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ.
Gan nhiễm mỡ độ 1:
Khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10%. Đây là tình trạng gan nhiễm mỡ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Điều trị gan nhiễm mỡ độ 1 bằng chế độ ăn uống phù hợp và luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
Gan nhiễm mỡ độ 2:
Khi lượng mỡ trong gan chiếm từ 10-25%. Khi này lượng mỡ đã lan rộng ra toàn bộ các mô gan, lan sang cơ hoành và các đường bờ tĩnh mạch ở trong gan. Ở giai đoạn này các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng nên nhiều người vẫn không biết mình bị bệnh.
Gan nhiễm mỡ độ 3:
Xảy ra khi lượng mỡ trong gan vượt quá 30%. Đây là cấp độ cuối cùng, nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ.
Triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Ăn không ngon
Người bị gan nhiễm mỡ thường không có cảm giác ăn ngon miệng. Nguyên nhân là do gan không còn thực hiện tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng điển hình mà có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như về dạ dày, gan, mật…
Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
Gan bị tổn thương sẽ dẫn đến những triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Bên cạnh đó còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như nước tiểu sẫm màu, phân xám, giãn tĩnh mạch…
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Gan nhiễm mỡ sẽ gây ra tình trạng kiệt sức ở người bệnh, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Tuy nhiên, không nên căn cứ vào dấu hiệu này để khẳng định bệnh vì có thể gây nhầm lẫn.
Vàng da

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự rối loạn chuyển hóa bilirubin. Khi gan bị tổn thương, nồng độ chất này trong máu tăng cao và sẽ “ngấm” vào các mô gây hiện tượng vàng da, vàng mắt. Đây là một thể của gan nhiễm mỡ và thường kèm theo các triệu chứng như chán ăn, suy nhược cơ thể…
Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý nguy hiểm, bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng:
Viêm gan
- Mỡ thừa tích tụ nhiều trong gan làm suy giảm chức năng gan, đồng thời hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện cho vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập gây viêm gan.
- Giai đoạn đầu, biến chứng này không có triệu chứng lâm sàng. Một số trường hợp thì có biểu hiện vàng da, đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
Xơ gan
- Xơ gan được hiểu là quá trình tổn thương gan mạn tính không phục hồi. Bệnh được đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử của tế bào gan.
- Theo thống kê có tới 30% trường hợp gan nhiễm mỡ diễn tiến thành xơ gan nếu không được kiểm soát kịp thời.
Ung thư gan
- 10% trường hợp xơ gan sẽ tiến triển thành ung thư gan. Có hai loại ung thư gan như Ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát. Người bị ung thư gan có tỷ lệ tử vong 50-70% trong 5 năm.
Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh
Các biện pháp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Các xét nghiệm sau được dùng để phát hiện, chẩn đoán gan nhiễm mỡ:
Xét nghiệm máu
Kiểm tra Cholesterol, Triglycerid trong máu, định lượng men gan AST, ALT, GGT xem có tăng hay không. Nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan, cần xét nghiệm máu kiểm tra thêm Bilirubin, Albumin, đông máu cơ bản, protein máu.
Xét nghiệm Virus viêm gan
Kiểm tra Virus viêm gan B, C để ngăn ngừa viêm gan Virus kết hợp.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm kiểm tra hình ảnh gan tăng âm để chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhanh chóng, đơn giản. Nếu nghi ngờ xơ gan, có thể siêu âm đo độ đàn hồi gan.
Điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Hiện nay, không có thuốc hay biện pháp điều trị nào có thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân chỉ có thể cải thiện dần dần tình trạng bệnh bằng thay đổi lối sống, thói quen dinh dưỡng và ngăn ngừa biến chứng kèm theo.
Giảm cân
Người bị béo phì bị gan nhiễm mỡ bắt buộc phải giảm cân, với mục tiêu giảm từ 0,5 – 1kg cân nặng mỗi tuần. Việc này sẽ giúp giảm tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin.
Xem xét sử dụng vitamin E
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, Vitamin E có thể cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không có đái tháo đường. Tuy nhiên, hiệu quả với những bệnh nhân xơ gan mất bù và đái tháo đường chưa được chứng minh.
Ngoài ra, bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến cũng không nên sử dụng Vitamin E điều trị gan nhiễm mỡ.
Kiểm soát rối loạn lipid máu
Các Statin không chuyển hóa kéo dài qua gan như rosuvastatin hay pravastatin có thể kiểm soát các rối loạn lipid máu, giảm gan nhiễm mỡ.
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu bạn may mắn chưa mắc phải căn bệnh này thì ngay bây giờ, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng những liệt kê dưới đây:
- Xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên
- Hạn chế uống rượu bia
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Luôn có tinh thần thoải mái
- Khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh gan.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về gan nhiễm mỡ.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.
Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Gan_nhiễm_mỡ