Sẹo - Vết thâm

Hiển thị tất cả 11 kết quả

Sẹo thâm là tình trạng khá phổ biến trên da hiện nay. Vậy trị sẹo thâm như thế nào để lấy lại làn da đều màu trắng sáng. Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu chi tiết nhé!

Sẹo thâm là gì?

Sẹo thâm là kết quả của quá trình tự làm lành tế bào da bị tổn thương do bệnh thủy đậu, mụn, vết thương, trầy xước… Khi lớp thượng bì, trung bì hoặc các lớp sâu hơn của mô da bị phá vỡ, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới phục hồi khu vực da tổn thương. Tùy từng cơ địa, sức khỏe, độ tuổi của mỗi người mà quá trình này diễn ra với tốc độ khác nhau. Nếu không có sự chăm sóc kỹ càng, điều trị hợp lý sẽ làm cho vết sẹo tạo thành vết thâm trên vùng da bị tổn thương.

Những nguyên nhân gây nên sẹo thâm

  • Do nặn mụn không đúng cách
  • Do tác động của ánh nắng mặt trời
  • Do vết thương sau tai nạn
  • Do bị bỏng, côn trùng đốt

Những lưu ý để hạn chế hình thành sẹo thâm

Khi bị các tổn thương trên da, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để hạn chế việc hình thành sẹo thâm:

  • Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý để vi khuẩn hạn chế xâm nhập, làm thâm vết sẹo.
  • Sau khi vết thương lên da non nên bôi nghệ tươi để làm mờ thâm.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu collagen như rau xanh, hoa quả để bổ sung năng lượng thiếu hụt cho vùng da bị sẹo thâm.
  • Tránh ăn các thực phẩm như: trứng, thịt bò, đồ nếp, thịt gà, rau muống… vì sẽ làm vết thương khó lành và lồi lên.
  • Uống nhiều nước giúp tăng sự đàn hồi cho da, lưu thông chất dinh dưỡng trong da, làm mờ sẹo.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị trầy xước.
  • Không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn. Bạn phải thực hiện các biện pháp bảo vệ da như mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý như: ngủ đủ giấc, không nên làm việc căng thẳng…

Các cách điều trị sẹo thâm hiệu quả nhất

Bạn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để chữa sẹo thâm.

Chữa sẹo thâm bằng phương pháp tự nhiên

  • Chữa sẹo thâm bằng chanh
  • Làm mờ sẹo thâm bằng nghệ tươi và mật ong
  • Dùng tỏi để làm mờ vết sẹo thâm
  • Dùng nha đam để xóa sẹo thâm

Điều trị sẹo thâm chuẩn y khoa

  • Dùng thuốc bôi Strataderm
  • Trị sẹo thâm bằng gel Decumar
  • Điều trị sẹo thâm bằng Laser

Cách phòng ngừa sẹo thâm

  • Khi bị mụn trứng cá trên mặt, bạn nên hạn chế nặn mụn. Đặc biệt là nặn mụn khi chưa chín, tránh làm tổn thương da. Nếu không chăm sóc đúng cách, khi lên da non vết thương rất dễ bị sẹo thâm. Thời điểm này, bạn nên tránh ăn một số loại thức ăn như: rau muống, hải sản… vì những thực phẩm này dễ gây lồi sẹo. Vết thương trên da của bạn càng trầm trọng hơn.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh vết thương, không tự ý bóc vảy vết thương dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, để tránh các tác hại xấu của ánh nắng mặt trời lên da, bạn có thể che chắn bằng khẩu trang hay dùng kem chống nắng. Tác hại xấu từ ánh nắng mặt trời không chỉ làm sẹo nặng hơn mà còn gây tình trạng sạm nám trên da của bạn.

Top 10 kem trị sẹo tốt nhất tại Nhà thuốc An Tâm

  • scar Advanced Gel Natureflex 14.2G
  • Gel Trị Sẹo Bôi Halaco 10G
  • Ticarlox 10G
  • Kem Cumargold Kare 30G
  • Za Cream 10G
  • Scargel Beyond Plus 10G
  • Kem Trị Sẹo Scar Esthetique 10ml
  • Kem nghệ đa sinh tố Thorakao (25g)
  • Kem nghệ Thorakao (7g)
  • Kem nghệ Thorakao 10g

Trên đây là tổng hợp những thông tin về sẹo thâm và cách điều trị sẹo thâm hiệu quả nhất. Hi vọng bạn sẽ tìm cho mình được phương pháp chữa sẹo thâm thích hợp để lấy lại làn da đều màu, trắng sáng. Bạn cũng đừng quên theo dõi chuyên mục Trị sẹo của Nhà thuốc An Tâm để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!