Sạm da là tình trạng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là từ độ tuổi 25 trở lên. Vấn đề sạm da tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khá mất thẩm mỹ, khiến phái đẹp mất tự tin. Muốn hỗ trợ điều trị bệnh thì chúng ta cần biết sạm da là gì? Nguyên nhân gây sạm da. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh sạm da, chúng tôi mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Sạm da là gì?
Sạm da là tình trạng các tế bào sắc tố tăng sản sinh hắc tố melanin tại một số vùng nhất định trên da làm xuất hiện những nốt hay mảng da đậm màu đen hoặc tương phản rõ rệt so với những vùng da bình thường xung quanh Vùng da bị sạm thường đi kèm với hiện tượng khô sần thiếu sức sống và nhanh bị lão hóa.
Nguyên nhân gây sạm da
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Thay đổi nội tiết tố
- Quá trình lão hóa
- Do làn da bị viêm, tổn thương
- Dấu hiệu của bệnh lý
- Yếu tố di truyền
- Làm văn phòng & ngủ muộn
Triệu chứng của sạm da
Có hai loại sạm da:
Sạm da lan tỏa, rải rác nhiều nơi hoặc toàn thân đậm hoặc nhạt, có khi sạm cả ở niêm mạc miệng, sinh dục, kèm theo nhiều dấu hiệu toàn thân khác. Loại sạm da này có liên quan tới yếu tố nội tạng nội tiết thần kinh nhất là rối loan chức năng gan thận tuyến yên. Một điều đặc biệt là loại sạm da này hoàn toàn không qua giai đoạn đỏ, ngứa.
- Sạm da khu trú ở từng vùng, nổi thành đám màu nâu sẫm, hoặc đen ngả tím, kèm theo cảm giác ngứa râm ran. Rõ nhất ở vùng da mỏng, ở phần da hở, chỗ hay đọng mồ hôi: Má, trán, thái dương, quanh hốc Mắt mặt trong các chi, bụng dưới, quanh thắt lưng. Ở vùng căng tay, đùi, có thể có những sẩn mủ, hạt đen bám vào lỗ chân lông (gọi là nụ dầu). Loại này thuộc nhóm bệnh nghề nghiệp.
- Sạm da khu trú ở mặt (còn gọi là rám má) thành vết sẫm màu ở hai má, theo hình cánh bướm, có khi cả ở trán, thái dương, mép. Ngứa ít hoặc nhiều, có trường hợp qua một giai đoạn hơi đỏ.
Những đối tượng dễ bị sạm da
Da thâm sạm có gặp ở bất kỳ đối tượng nào, dù là nam giới hay ở nữ giới. Tuy vậy, nhóm đối tượng thường gặp hơn cả có thể là:
- Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh
- Người tiếp xúc nhiều với nắng
- Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi,…
Cách điều trị và phòng ngừa sạm da
Điều trị sạm da
- Điều trị nguyên nhân nếu có.
- Điểu chỉnh rối loạn chuyển hoá.
- Điều hoà rối loạn nội tiết.
- Không sử dụng thuốc hay hoá chất gây tăng sắc tố.
- Bổ sung vi chất và các vitamin A, PP, 3B…
- Dùng các biện pháp chống nắng khi ra nắng.
- Dùng kháng sinh, thuốc diệt vi khuẩn, virút, vi nấm.
- Bớt sắc tố hay u cần được loại bỏ bằng phẫu thuật, laser, hoá chất.
* Điều trị tại chỗ
- Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sắc tố da như: hydroquinon, axít azelaic, leucodinin, vitamin A axít.
- Kem chống nắng hoặc corticoid.
* Điều trị toàn thân
- Uống cloroquin, plaquinil, camoquil (mỗi ngày 1 viên, có thể dùng từ một đến ba tháng).
- Uống thêm các thuốc vitamin C, B, PP, L- cystin liều cao, kéo dài.
- Các thuốc có thể dùng đơn độc hay phối hợp với một hoặc hai loại thuốc với nhau, tuỳ từng trường hợp cụ thể, theo chỉ định của bác sỹ
Cách phòng ngừa bệnh sạm da
- Vệ sinh và chăm sóc da cẩn thận
- Đừng quên bôi kem chống nắng
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Điều chỉnh thói quen ăn uống
Top 10 kem trị sạm da hiệu quả nhất tại Nhà thuốc An Tâm
- Bộ sản phẩm xử lý sạm nám, tàn nhang Vương Phi
- Kem trị sạm nám Obagi Nu-Derm Blender Fx 5
- Kem trị sạm da Sakura Spot Care & Whitening Day Cream SPF 50++
- Kem trị sạm da Vichy Bi-White Med Deep Whitening Spot Intervention
- Kem Trị Nám Thái Lan Clobetamil
- Bộ sản phẩm sản phẩm điều trị và chăm sóc da sạm cao cấp Sakura
- Mặt nạ ủ Vimajo Creamy Pack Nhật Bản trị sạm da mặt
- Kem trị sạm da dưỡng trắng Collagen White Biovure Nhật Bản
- Kem trị nám và sạm da Skinfrink Anti Melasma Dark Spot
- Kem trị sạm da thể nhẹ White Doctors Melasma Clear
Những lưu ý khi dùng kem trị sạm da
- Cần hạn chế tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng cho da, che chắn thật kỹ bằng mũ, kính mát, khẩu trang… trước khi ra ngoài.
- Nên thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sạm da. Từ đó có biện pháp khắc phục cũng như lựa chọn loại kem trị sạm da phù hợp, hiệu quả nhất.
- Dùng thử trên vùng da nhỏ trước khi quyết định sử dụng để tránh những tổn thương đáng tiếc xảy ra.
- Cần kiên trì sử dụng kem trị sạm da tối thiểu 1 tháng trở nên. Bởi tái tạo lại tế bào da, làm mờ các vết sạm, nám đặc biệt là sạm da lâu năm mất một thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả.
- Hiệu quả của kem trị sạm da thuộc vào từng tình trạng da.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi sử dụng kem để giúp các dưỡng chất trong sản phẩm dễ dàng thẩm thấu giúp phát huy tối đa hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống khoa học, lành mạnh giúp hỗ trợ đẩy lùi các vết nám, tàn nhang hiệu quả.
- Lựa chọn sử dụng loại kem thâm sạm, nám, tàn nhang từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chiết xuất từ tự nhiên, lành tính được nhiều người tin dùng và có phản hồi tốt.
Trên đây là các nguyên nhân khiến da sạm đen cùng những liệu pháp cải thiện làn da hiệu quả mà Nhà thuốc An Tâm muốn chia sẻ với các bạn. Đối với phụ nữ, làn da là yếu tố quan trọng quyết định tạo nên nét đẹp của bản thân. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải thiện làn da của mình được trắng sáng, khỏe đẹp hơn.