Da nhạy cảm thường do nhiều nguyên nhân và điều quan trọng là nó khiến quá trình skincare của bạn trở nên bất tiện. Làn da không được chăm sóc thì không thể khỏe và đẹp được.
Da mặt nhạy cảm là như thế nào?
Da nhạy cảm là tình trạng da bị ngứa, châm chích, nóng rát, đỏ, căng sau khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da, thức ăn, bụi bẩn hoặc các yếu tố khác từ môi trường. Do có nhiều yếu tố có thể gây tình trạng nhạy cảm ở da nên đôi khi không xác định được yếu tố cụ thể nào gây nên tình trạng nhạy cảm, khó chịu ở da.
Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết về tình trạng da nhạy cảm của chính mình:
- Da dễ nổi mụn, mụn dễ viêm và rất dễ phản ứng với các sản phẩm trị mụn. Da có thể rất dầu, và cũng có thể rất khô.
- Da bị Rosacea – nghĩa là chứng mặt đỏ hay còn được gọi là trứng cá đỏ, da dễ bị viêm mụn đỏ và xuất hiện từng mảng đỏ dưới da.
- Da dễ bị châm chích và rát bỏng bởi ánh sáng, nhiệt độ. Dễ rát khi bị chà sát nhẹ.
- Da dễ nổi mụn đầu trắng li ti, kèm theo mảng đỏ khi sử dụng mỹ phẩm lên da.
- Da bị vảy, thô ráp và khô, một dạng biểu hiện của bệnh eczema.
- Da dễ bị viêm da tiếp xúc hoặc dễ bị các biểu hiện của dị ứng như nổi mẩn, mề đay.
Nguyên nhân gây nên làn da nhạy cảm
- Có những trường hợp da nhạy cảm bẩm sinh, nhưng rất nhiều trường hợp nhạy cảm do môi trường.
- Nguyên nhân chính là do hệ thống phòng thủ của da không hoạt động một cách chính xác. Làn da khỏe mạnh sẽ có một hàng rào bảo vệ gọi là màng Hydrolipidic, hoạt động như một lá chắn giúp ngăn chặn vi khuẩn và các chất kích thích tiếp cận đến lớp da sâu bên trong. Lớp màng này cũng giúp giữ độ ẩm và rất quan trọng trong việc duy trì sự săn chắc, đàn hồi của da.
- Đối với làn da nhạy cảm, hàng rào bảo vệ này đã bị yếu đi, khiến làn da dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với vi khuẩn cũng như những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Khi bị tiếp xúc quá lâu với vi khuẩn, các chất kích thích và những thay đổi từ môi trường sẽ khiến làn da nghĩ rằng đây là điều nguy hiểm. Kết quả là làn da của bạn sẽ gửi ra tín hiệu cảnh báo, gây nên những vết mẩn đỏ và cảm giác châm chích.
Các cấp độ của làn da nhạy cảm
Bằng việc soi khám và một số câu hỏi đơn giản, cấp độ nhạy cảm của da bạn được phân thành:
- Nhạy cảm: Dễ bị phản ứng khi môi trường thay đổi hoặc sử dụng mỹ phẩm.
- Dễ bị mẩn đỏ: Da mặt bị mẩn đỏ khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, khi uống đồ uống có cồn hoặc khi môi trường thay đổi.
- Dễ kích ứng: Thường xuyên phản ứng với cả sản phẩm chăm sóc da và những nhân tố bên ngoài.
- Viêm da cơ địa: Thường bị các bệnh như viêm da eczema.
- Dị ứng: Phản ứng với các dị ứng nguyên trong các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày và trong môi trường.
Các yếu tố tác động đến tình trạng da nhạy cảm
- Môi trường: Những thay đổi về nhiệt độ hay độ ẩm cũng có thể khiến da cảm thấy khó chịu. Ánh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm hay phấn hoa đều là những yếu tố dễ khiến làn da trở nên nhạy cảm hoặc nhảy cảm hơn.
- Mỹ phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm trang điểm: Một số sản phẩm chứa chất kích thích như hương liệu và chất tạo màu chính là thành phần khiến da bạn phản ứng lại ngay tức khắc – nếu nó thuộc tuýp da nhạy cảm, hoặc trở nên nhạy cảm hơn nếu dùng các sản phẩm tương tự trong thời gian dài.
- Yếu tố nội sinh: Tâm lý căng thẳng cùng các thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thức khuya, chế độ ăn uống quá nhiều đồ cay nóng hoặc uống đồ có cồn, cafein… đều có khả năng kích thích làn da nhạy cảm, gây mẩn đỏ và khó chịu.
Có cách nào làm giảm độ nhạy cảm của da không?
Không phải tất cả làn da nhạy cảm đều có cấu tạo giống nhau, vì thế điều quan trọng là tìm được quy trình chăm sóc da phù hợp. Dưới đây sẽ là một số gợi ý cho bạn:
- Loại bỏ các thói quen xấu tác động đến da. Hãy tập cách ghi nhớ những sản phẩm đã từng gây nên các kích ứng trên da bạn, dù đó là thức ăn, đồ uống, mỹ phẩm hoặc các môi trường có điều kiện không khí không đảm bảo.
- Đừng làm mất đi lớp hàng rào bảo vệ da bởi những sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh như xà phòng. Sữa rửa mặt tốt nhất cho làn da nhạy cảm là loại sữa dịu nhẹ và có khả năng cung cấp lợi khuẩn nuôi dưỡng hệ sinh thái trên bề mặt da, nhằm khôi phục hàng rào bảo vệ da ngày càng vững chắc hơn.
7 lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm
- Test thử trước khi quyết định chọn mỹ phẩm chăm sóc da
- Ưu tiên sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên
- Tuân thủ nguyên tắc tẩy trang mỗi ngày
- Rửa mặt đúng cách
- Sử dụng toner hàng ngày
- Không quên cấp ẩm cho da
- Luôn bôi kem chống nắng khi ra ngoài
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về da nhạy cảm là gì và cách chăm sóc da nhạy cảm sao cho đúng để có được làn da khỏe mạnh. Sau bài viết này, Nhà thuốc An Tâm hy vọng chị em đã hiểu rõ hơn về làn da đặc biệt này và có biện pháp chăm sóc phù hợp.