Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính có xu hướng tiến triển nặng dần, thường gặp ở người cao tuổi (tuổi khởi bệnh trung bình từ 58 – 60). Trong đó, điều trị Parkinson bằng tế bào gốc là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Vậy điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu với Nhà thuốc An Tâm qua bài viết sau đây.

dieu tri parkinson
Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

I. Tổng quan về bệnh Parkinson 

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến hơn 1% số người trên 50 tuổi với tỷ lệ mắc tương đương giữa nam và nữ. Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn và có xu hướng tiến triển nặng dần lên. Tuy nhiên việc điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh có khoảng thời gian dễ chịu, các triệu chứng được cải thiện đồng thời người bệnh có thể làm việc và tự chăm sóc bản thân trong một thời gian dài (khoảng 10 năm).

Đặc điểm của bệnh Parkinson là tổn thương hệ thống dopamine của đường liềm đen – thể vân tại não. Dopamine là chất dẫn truyền trung gian hóa học giữa các tế bào thần kinh. Khi dopamine giảm sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Parkinson được chia thành 2 nhóm là: Bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson. Bệnh Parkinson thường đáp ứng tốt với điều trị và nguyên nhân là do thoái hóa não vùng liềm đen. Còn hội chứng Parkinson đáp ứng chậm với điều trị và thường là biến chứng của các bệnh gây tổn thương đến não như: teo hệ thống nhiều nơi, liệt trên nhân tiến triển, dùng sai thuốc, sau tai biến mạch máu não, run vô căn…

2. Thống kê bệnh Parkinson

Theo thống kê, hơn 10 triệu người trên thế giới đã được chẩn đoán và đang sống với bệnh Parkinson. Tỷ lệ người bệnh Parkinson tăng dần theo tuổi tác và ước tính có 4% người bị Parkinson được chẩn đoán trước tuổi 50. Ngoài ra, đàn ông được cho là có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ.

3. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

dieu tri parkinson
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson (Parkinson’s Disease) là bệnh thần kinh tăng tiến, tác động chủ yếu đến khả năng vận động hoặc khả năng nhận thức của con người. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do sự phá hủy các tế bào thần kinh ở hạch cơ bản.

Các vùng của não bộ phối hợp làm việc bằng cách truyền tín hiệu cho nhau để phối hợp mọi suy nghĩ, cảm xúc, vận động và giác quan. Khi bạn muốn di chuyển, một tín hiệu được phát đi từ hạch cơ bản tới đồi não, tới vỏ não và tất cả các vùng khác trên não bộ. 

Một chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamine được tạo ra trong một nhóm tế bào chất đen và cần thiết cho sự vận động bình thường. Khi những tế bào này chết đi, chúng không còn khả năng tạo và tiết ra dopamine, dẫn đến tín hiệu vận động không thể truyền đi được. Vào thời điểm một người bắt đầu gặp các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson thì người đó đã mất đi khoảng 50% tế bào tạo dopamine. 

--> Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu liệu có điều trị Parkinson hoàn toàn?

4. Triệu chứng

Vào giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo. Người bệnh mệt mỏi, có cảm giác cứng cổ, lưng, vai, háng, cột sống và các chi có xu hướng gấp, kém mềm mại và các động tác bị chậm lại. Khi đi, cánh tay ít hoặc không đung đưa theo nhịp bước và dần dần bước đi ngắn lại. Tần số chớp mắt cũng giảm đi, khe mi rộng ra tạo cảm giác người bệnh luôn nhìn “chăm chú”. Nếu gõ vào gốc mũi, người bệnh mất khả năng ức chế nháy mắt dẫn đến rung giật mí mắt.

Khi bệnh biểu hiện rõ, người bệnh sẽ có các triệu chứng sau:

– Run khi nghỉ: Xuất hiện khi các cơn co giật ở trạng thái nghỉ, biến mất khi vận động, ngủ và có xu hướng tăng lên khi xúc động, tập trung. Run của bệnh Parkinson có xảy ra đều đặn với tần suất bốn chu kỳ/giây và thường xuất hiện ở các ngón tay, gây ra động tác như “đếm tiền hoặc vê thuốc lào”. Run có thể xuất hiện ở chi dưới, miệng hoặc vùng đầu.

– Giảm động: Là triệu chứng cơ bản và xuất hiện sớm ở các bệnh nhân Parkinson. Người bệnh sẽ thực hiện động tác chậm chạp, tốc độ thực hiện chậm (bradykinesia) và giảm biên độ của các động tác (hypokinesia). Hiện tượng bất động thấy rõ ở chi trên còn giảm động có thể gặp ở các loại hình vận động: dáng đi, nét mặt và lời nói.

Tăng trương cơ lực thần kinh (hội chứng Isaac): Hiện tượng này đặc trưng bởi sự hoạt động sợi cơ liên tục ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi, ngủ hoặc gây mê toàn thân. Điều này sẽ khiến người bệnh bị chuột rút, yếu cơ, cứng cơ, co giật cơ và giảm phản xạ. Các triệu chứng này thường biểu hiện ở nhóm cơ bắp nhỏ, xa trung tâm cơ thể.

Ngoài ra khi ở giai đoạn muộn, người bệnh Parkinson còn gặp một số triệu chứng khác như: rối loạn giấc ngủ,  rối loạn tiểu tiện, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm thần như hoang tưởng ảo giác, trầm cảm… Bệnh lúc đầu thường biểu hiện ở một bên nhưng sau khoảng 3 năm, các triệu chứng sẽ xuất hiện sang bên đối diện.

II. Liệu pháp điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc

1. Tế bào gốc và bệnh Parkinson

Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc
Liệu pháp điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc

Mặc dù nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh Parkinson vẫn chưa được công bố chính xác, nhưng các nhà khoa học biết rằng bệnh này là kết quả của sự suy giảm và mất mát các tế bào sản xuất dopamine trong một khu vực của não bộ. Vậy nên, thay thế những tế bào đó là một phương pháp điều trị khả thi và có tiềm năng.

Các liệu pháp cấy ghép tế bào xuất hiện từ cuối những năm 80 và 90, khi một số thử nghiệm lâm sàng cho bệnh Parkinson được tiến hành. Những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này ngày càng phát triển giúp chúng ta đã hiểu rõ hơn về loại tế bào cần sử dụng, cách phát triển, nuôi dưỡng, cấy ghép tế bào và liệu pháp này phù hợp nhất cho ai.

Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc đang được phát triển hiện nay là cấy ghép tế bào thay thế dopamine. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiêm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine mới vào não để thay thế cho các tế bào thần kinh đã chết hoặc sắp chết.

2. Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc hiệu quả không?

Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc
Điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc hiệu quả không?

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc được chứng minh là mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Kết quả của liệu pháp sử dụng tế bào gốc áp dụng trên động vật và trong các thử nghiệm lâm sàng đều xác nhận rằng các phương pháp này có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson và giảm các triệu chứng, tác dụng phụ của các thuốc hiện đang sử dụng.

Các nghiên cứu về mức độ hiệu quả và sự an toàn của tế bào gốc máu tự thân hoặc từ người hiến tặng khi được cấy vào các vùng cụ thể của não được tiến hành từ năm 2009. Khoảng một nửa số bệnh nhân cho thấy những phản ứng tích cực trong thời gian quan sát (từ 0 – 36 tháng):

  • Cải thiện giọng nói
  • Khả năng giao tiếp tốt hơn
  • Đi lại dễ dàng hơn
  • Không phải tăng liệu pháp điều trị bằng thuốc truyền thống

Các nhà khoa học cũng ghi nhận rằng những bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn đầu điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc có cải thiện lâm sàng rõ rệt và không có dấu hiệu phát triển các triệu chứng so với những bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sau.

>> Cách chẩn đoán và điều trị Parkinson bằng những phương pháp khác.

III. Kết luận

Phương pháp điều trị Parkinson bằng tế bào gốc đã được nghiên cứu qua nhiều năm và có những kết quả khả quan. Mỗi đối tượng sẽ có phương pháp điều trị và thời gian hồi phục khác nhau nhưng đa số đều có kết quả khá khả quan. Các y bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu khả năng điều trị Parkinson nói riêng và những bệnh lý khác nói chung, bằng tế bào gốc. Mong rằng sẽ sớm nhất cho chúng ta kết quả như mong đợi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh Parkinson và phương pháp điều trị bệnh Parkinson bằng tế bào gốc. Nhà thuốc An Tâm hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, các triệu chứng của bệnh này cũng như các liệu trình đang được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân.

>> Azilect 1mg – Thuốc để điều trị bệnh Parkinson ở người lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *