Đau cơ xơ hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp điều trị

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau cơ, xương mãn tính và thường được chẩn đoán ở phụ nữ trung niên. Những cơn đau cơ dữ dội thường xuyên khiến cho người bệnh mất ngủ và làm giảm sút chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy đau cơ xơ hóa có nguy hiểm không? Có biện pháp nào để đối phó với đau cơ xơ hóa không? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau cơ thường được chẩn đoán ở phụ nữ trung niên

I. Đau cơ xơ hóa là bệnh gì?

Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau ở các cơ, xương mãn tính, đau nhức và mệt mỏi. Cảm giác đau do đau cơ xơ hóa chủ yếu xuất hiện ở giữa ngực, xung quanh xương ức và khung xương sườn.

Đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già và chủ yếu là xuất hiện trong độ tuổi từ 30 đến 50. Trong đó, bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.

Dù không nguy hiểm đến tính mạng song những cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống. Đến nay, đau cơ xơ hóa hiện tại chưa có cách chữa trị dứt điểm. Các biện pháp chữa trị chủ yếu tập trung vào việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

II. Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa

1. Di truyền

Hội chứng đau cơ xơ hóa là bệnh có thể di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh đau cơ xơ hóa thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

Đau cơ xơ hóa
Hội chứng đau cơ xơ hóa không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh

 

2. Nhiễm trùng

Các bệnh do nhiễm trùng nặng có thể gây tổn thương đến não, kích hoạt chứng đau cơ xơ hóa hoặc làm cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng hơn. Các bệnh nhiễm trùng có thể là nhiễm trùng dạ dày, đường ruột, viêm phổi,…

3. Chấn thương tinh thần

Những chấn thương về thể chất hay chấn thương tinh thần nghiêm trọng sẽ tác động xấu đến tín hiệu não bộ, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa. 

>> Trầm cảm nặng nguy hiểm như thế nào? Bạn cần làm gì để bảo vệ gia đình mình tránh khỏi nó?

III. Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa

Triệu chứng đau cơ xơ hóa rất đa dạng và thường dễ nhầm lẫn với tình trạng đau do làm việc quá sức hay vận động mạnh. Do đó, rất khó chẩn đoán chính xác chứng đau cơ xơ hóa mặc dù có nhiều người mắc phải căn bệnh này. 

Một số triệu chứng của đau cơ xơ hóa có thể nhận biết gồm:

1. Đau đớn ở các cơ

Đây là triệu chứng thường xảy ra của chứng đau cơ xơ hóa. Các cơn đau có thể liên tục và kéo dài, gây khó chịu khắp cơ thể. Các yếu tố thúc đẩy cơn đau bao gồm thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức.

Đau cơ xơ hóa
Đau đớn ở các cơ là một trong những triệu chứng của đau cơ xơ hóa

Điểm đau nhức thường gặp do đau cơ xơ hóa bao gồm: khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, phía sau đầu,… Tại điểm kích hoạt đau, chỉ với lực ấn nhẹ người bệnh đã có cảm giác đau rõ ràng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đánh giá và chẩn đoán chứng đau cơ xơ hóa các nguyên nhân gây đau cơ khác dựa vào các điểm kích hoạt này.

2. Chân không yên

Hội chứng chân không yên đã được xác định là một triệu chứng của đau cơ xơ hóa. Triệu chứng này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và giấc ngủ của bệnh nhân. Đó là cảm giác như kiến bò ở chân, khó chịu thúc đẩy bạn phải di chuyển và không thể đi vào giấc ngủ sâu.

3. Đau hàm

Một số người đau cơ xơ hóa sẽ có triệu chứng đau ở khu vực quai hàm. Vùng hàm sẽ phát ra tiếng kêu lộp bộp mỗi khi mở đóng miệng để ăn hay nói chuyện. Đôi khi, cơn đau hàm còn lan đến quanh tai, gây đau đầu nghiêm trọng.

4. Buồn ngủ

Đau cơ xơ hóa
Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường gặp vấn đề về giấc ngủ

Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường gặp vấn đề về giấc ngủ. Các cơn đau xuất hiện bất chợt khiến người bệnh trằn trọc suốt đêm, khó đi vào giấc ngủ sâu. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần người bệnh.

5. Nhức đầu

Hầu hết bệnh nhân đau cơ xơ hóa sẽ có triệu chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cảm thấy nôn nao, đau bụng. 

6. Tăng nhạy cảm

Khi mắc bệnh đau cơ xơ hóa, người bệnh sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh hay xúc giác. Điều này làm tăng căng thẳng thần kinh và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. 

7. Hội chứng não sương mù

Đau cơ xơ hóa
Hội chứng não sương mù là do sự thiếu hụt oxy lên não

Hội chứng não sương mù chỉ tình trạng rối loạn chức năng não bao gồm: khó ghi nhớ, lú lẫn, khó tập trung,… khiến người bệnh có cảm giác như trong sương mù. Nguyên nhân dẫn của hội chứng này được cho là do sự thiếu hụt oxy hoặc do tác động của cơn đau cơ xơ hóa lên não và dây thần kinh.

IV. Khi nào cần phải gặp bác sĩ?

Sự đau đớn và thiếu ngủ kéo dài do đau cơ xơ hóa sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và chất lượng công việc. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau cơ mãn tính, các cơn đau liên tục, mất ngủ và quá mệt mỏi.

V. Chẩn đoán và điều trị

1. Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác, bao gồm:

– Công thức máu toàn phần.

– Tốc độ lắng máu.

– Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

2. Chẩn đoán phân biệt

Phương pháp chẩn đoán phân biệt để phân biệt hội chứng đau cơ xơ hóa với chứng đau cân cơ. Đây là một tình trạng đau thường gặp liên quan đến các bệnh lý xương khớp do xoay vặn hoặc kéo giãn khớp quá mức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán phân biệt hai hội chứng này nên trong lâm sàng gọi là tình trạng FMS và MP phối hợp.

3. Những phương pháp điều trị đau cơ xơ hóa là gì?

  • Sử dụng huốc giảm đau: Một số loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như naproxen, ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm các cơn đau tạm thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như mức độ khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh hơn cho bệnh nhân.

>>  Cymbalta 30,60mg và những thông tin cần thiết để điều trị đau cơ xơ hóa.

  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng liệu pháp liệu pháp hành vi nhận thức cho người bị đau cơ xơ hóa. Các bài tập từ các buổi trị liệu có thể giúp người bệnh học cách đối phó với các triệu chứng và kiểm soát cơn đau tốt hơn. 
Đau cơ xơ hóa
Phương pháp vật lý trị liệu để điều trị đau cơ xơ hóa
  • Tự chăm sóc: Để quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn thì bệnh nhân nên kết hợp tự chăm sóc tại nhà như tập thể dục và tìm cách giảm căng thẳng. Các biện pháp này cũng là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng bệnh.

VI. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ xơ hóa

Bên cạnh sử dụng các biện pháp trị liệu theo bác sĩ, bệnh nhân nên xây dựng những thói quen sinh hoạt sau:

  • Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đã cho thấy có một số lợi ích quan trọng đối với người bị đau cơ xơ hóa. Bạn có thể tập các bài aerobic tác động thấp, đi bộ, chạy bộ và chơi quần vợt. 
  • Duy trì một lối sống lành mạnh: Ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ tốt cho sức khỏe. Hạn chế uống cà phê, bỏ hút thuốc lá và rượu bia. Bên cạnh đó, để giảm thiểu căng thẳng, bạn hãy thực hiện các hoạt động như trồng cây, nghe nhạc, thiền,…
  • Cải thiện giấc ngủ: Thực hành thói quen ngủ tốt, hạn chế thức đêm, đi ngủ và thức dậy cùng một giờ để tập cho giúp cơ thể hình thành một lịch trình cố  định cho giấc ngủ.

Hội chứng đau cơ xơ hóa không ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những cơn đau dai dẳng sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu các cơn đau đến liên tục khiến bạn mất ngủ và ảnh hưởng đến tâm trạng thì bạn nên liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng với những thông tin Nhà thuốc An Tâm cung cấp, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh đau cơ xơ hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *