Đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ. Đau bụng kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Vậy hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa đau bụng kinh hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng đau bụng kinh là gì?

  • Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới, vùng hạ vị của các chị em phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau bụng kinh có thể nhẹ thoáng qua, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội diễn ra trong những ngày đèn đỏ và sau 1 – 2 ngày hành kinh đầu tiên nó sẽ biến mất.
  • Tùy vào từng người mà có mức độ đau bụng kinh khác nhau, có những người chỉ đau bụng âm ỉ và kèm theo đó là một chút khó chịu ở bụng dưới, nhưng cũng có những người đau bụng kinh dữ dội và không thể chịu nổi. Khi thấy đau bụng kinh dữ dội và không thể chịu nổi, các chị em cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bệnh vảy nến là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nguyên phát

  • Đau bụng kinh nguyên phát là ngay từ những lần bị hành kinh đầu tiên thì các chị em đã bị đau bụng kinh. Đây là do sự co bóp quá mức của tử cung để đưa máu kinh ra ngoài khiến cho các chị em cảm thấy đau và khó chịu ở vùng bụng. Những người ở trường hợp này thường chỉ đau bụng âm ỉ nên các chị em chỉ cần sử dụng một số mẹo để làm giảm cơn đau.
Phần lớn chị em đều bị đau bụng kinh nguyên phát
Phần lớn chị em đều bị đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh thứ phát là do các yếu tố bên ngoài tác động vào hoặc do các chị em đang mắc phải bệnh lý về phụ khoa:

  • Do tâm lý căng thẳng, bất an, gặp nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến đau bụng kinh.
  • Hoạt động của các tĩnh mạch và động mạch tại các cơ quan sinh dục kém khiến kho máu kinh không được lưu thông, khi đó xảy ra tình trạng ứ đọng máu kinh, tắc kinh và gây đau bụng kinh ở các chị em.
  • Lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh dữ dội do các niêm mạc tử cung đi lạc ra ngoài. Kèm theo hiện tượng đau bụng kinh là hiện tượng buồn nôn và sốt cao, các chị em cần hết sức lưu ý khi xảy ra hiện tượng này.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,… cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bướu cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của đau bụng kinh

Tùy vào từng nguyên nhân mà mỗi người lại có những triệu chứng đau bụng kinh khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các chị em sẽ cảm thấy một số dấu hiệu và biểu hiện chung như:

  • Cảm thấy đau âm ỉ và đau nhói ở phần bụng dưới, cùng với đó là đau lan xuống đùi, xuống vùng xương mu và bẹn trong gây khó chịu cho các chị em.
  • Trong kỳ kinh nguyệt cảm thấy căng tức ngực và đau nhẹ.
  • Một số người sẽ cảm thấy đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, thậm chí có thể sốt nhẹ.
  • Tính tình thay đổi thất thường, hay nóng giận vô cớ và xuất hiện nhiều mụn trên mặt.

Vì đau bụng kinh còn được chia ra làm 2 loại là: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát nên triệu chứng của 2 loại đau bụng kinh này cũng khác nhau, vì vậy các chị cần phải hết sức lưu ý:

Đau bụng kinh nguyên phát:

Đây là hiện tượng hết sức bình thường xảy ra ở hầu hết các chị em phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát sẽ diễn ra trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu hành kinh. Chị em sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới và thắt lưng, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn, mặt mũi tái nhợt, hạ đường huyết dẫn đến ngất xỉu,…

Đau bụng kinh thứ phát:

Đau bụng kinh thứ phát thường gặp ở các chị em bị mắc các bệnh phu khoa. Ngoài những triệu chứng thường gặp như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi,… đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, xuất huyết giữa chu kỳ, chuột rút, máu kinh có màu sắc bất thường,… Khi gặp những hiện tượng như vậy, các chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Đau bụng kinh nên làm gì?

  • Tắm nước ấm
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
  • Tập thể dục thể thao điều độ
  • Tạo tinh thần thoải mái
  • Thay đổi tư thế ngủ

Mẹo đơn giản giúp bạn điều trị đau bụng kinh tại nhà

  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để hạn chế sự co bóp của các cơ bụng, giảm co thắt và giảm đau tốt hơn
  • Sử dụng dầu gió, cao dán hoặc túi chườm nước ấm lên vùng bụng dưới để giảm đau, kích thích đẩy máu ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể đắp gừng tươi lên vùng bụng mỗi buổi tối từ 15 – 20 phút.
  • Uống sữa hoặc sữa chua để bổ sung kịp thời canxi sẽ giúp giảm tới 30% nguy cơ bị đau bụng trong suốt thời gian đến kỳ.
  • Bổ sung thêm vitamin: Các loại vitamin E, omega,… có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh. Nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm có thành phần vitamin này thường xuyên sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt đấy.
  • Uống đủ nước: Nước ấm luôn là bạn đồng hành của chị em mỗi ngày đèn đỏ. Cơ thể được cung cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Hạn chế ăn đồ cay nóng và các chất kích thích trong ngày đèn đỏ.
  • Vệ sinh đúng cách: Nhiều chị em cứ nghĩ đến ngày đèn đỏ là phải tắm nhiều lần để cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên một ngày bạn chỉ nên tắm 2 – 3 lần vào mùa hè. Khi vệ sinh vùng kín nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh, nước muối ấm pha loãng. Nhớ giữ gìn vệ sinh, mặc đồ thoáng mát và tránh đồ bó sát.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Chữa đau bụng kinh bằng mẹo dân gian

  • Uống nước gừng, trà gừng: Uống nước gừng ấm giúp giãn nở mạch máu, lưu thông máu, giảm đau bụng. Trong những ngày đèn đỏ, bạn có thể sử dụng nước gừng ấm để uống.
Uống trà gừng giúp hạn chế đau bụng kinh
Uống trà gừng giúp hạn chế đau bụng kinh
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không vừa có tác dụng sát khuẩn, lại hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất tốt. Lấy khoảng 2 lá trầu không rửa sạch rồi nhai cùng với muối. Thực hiện điều độ ngày 1 – 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Mật ong pha với nước ấm: Mật ong có tính kháng khuẩn, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bạn sử dụng mật ong pha với nước ấm mỗi buổi sáng có thể giảm thiểu đau bụng kinh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đấy.

Tuy nhiên những người bị đau bụng kinh do viêm nhiễm phụ khoa hoặc do nguyên nhân thứ phát thì áp dụng mẹo dân gian không phải là giải pháp tốt.

Chữa đau bụng kinh bằng Tây Y

Ba nhóm thuốc Tây Y giúp giảm các cơn đau bụng kinh là:

  • Nhóm chống co thắt cơ: Đây là nhóm thuốc có thành phần là alverin, drotaverin và diproylene hỗ trợ làm giãn nở tử cung, giảm các cơn co thắt
  • Nhóm thuốc hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố: Đây là nhóm có thành phần như estrogen, lynestrenol, dydrogesterone có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố, cân bằng trạng thái, giảm stress
  • Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid: Bạn nữ chưa quan hệ tình dục có thể sử dụng để chống viêm nhiễm, giảm các cơn đau bụng kinh tốt hơn.

Chữa đau bụng kinh bằng Đông Y

Lựa chọn cải thiện đau bụng kinh bằng phương pháp Đông Y đang được khá nhiều chị em lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Các loại thảo dược như ngải cứu, ích mẫu, cây trinh nữ… tác động sâu vào cơ thể, giảm các cơn đau và mang lại hiệu quả lâu dài. Không chỉ vậy, chữa đau bụng kinh bằng phương pháp Đông Y cũng giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, hoạt huyết.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về đau bụng kinh ở phụ nữ

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *