Bạn biết về cây nhân sâm nhưng bạn chưa biết đến công dụng của nó. Vậy công dụng của nhân sâm như thế nào?. Quý độc giả hãy cùng với chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về cây nhân sâm
Tên tiếng anh của cây nhân sâm là Rhizoma et Radix Ginseng. Nó là thân rễ và rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm. Sâm trồng gọi là Viên sâm, còn sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm.
Cây Nhân sâm là một loài cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6m. Rễ mọc thành củ to. Lá của nó mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt.
Sau cây nhân sâm được 1 năm, chỉ có 1 lá với 3 lá chét. Nếu cây nhân sâm được 2 năm thì có 1 lá với 5 lá két. Cây nhân sâm 3 năm có 2 lá kép, cây nhân sâm 4 năm có 3 lá kép, cây Nhân sâm 5 năm có 4 đến 5 lá kép.
Tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới cho hoa, kết quả.
Công dụng của nhân sâm như thế nào?
Nhân sâm có tác dụng bổ máu, bổ cả năm tạng, an thần ích trí.
Chủ trị: người yếu, mệt mỏi, chân tay lạnh, mạch đập nhỏ yếu, ăn khó tiêu, thở ngắn, dễ tiêu phân sống, ho suyễn, khô khát, miệng khát nước, kém ăn, nóng trong người, tim hồi hộp, kiệt sức, tiểu nhiều, bệnh lâu ngày gầy yếu, hay choáng ngất.
Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm trong y học cổ truyền, nó làm tăng thể lực và trí lực. Nó còn được dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và người bệnh đang trong thời gian dưỡng bệnh.
Liều dùng của nhân sâm
Ngày dùng từ 4g đến 10g, dùng một mình thuốc hoặc phối hợp trong các bài thuốc. Dạng thuốc hãm hoặc lấy dịch chiết bằng cách: thái lát sâm mỏng cho vào chén sứ, cho thêm ít nước, đậy nắp, đun cách thủy đến khi chiết hết mùi vị.
Thành phần hoá học của nhân sâm
Một số loại hợp chất đã được phân lập từ Nhân sâm, bao gồm polisaccarit, ginsenoside, peptide, ligands.
Hàm lượng polysaccarit trong Nhân sâm là 40% (tính theo trọng lượng). Đối với ginsenosides, được gọi là saponin, được coi là thành phần hoạt tính sinh học chính của Nhân sâm.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Top 11 loại siro ho tiêu đờm cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Hoạt tính sinh học của nhân sâm
Chống lão hoá
Một số nghiên cứu chỉ ra chiết xuất Nhân sâm cải thiện khả năng học tập và trí nhớ ở động vật bình thường, già hoặc bị tổn thương não. Cơ chế thông qua việc chống oxy hóa mạnh của Nhân sâm.
Hoạt động miễn dịch
Ginsan, một loại polisaccarit trong Nhân sâm đã được chứng minh có tác dụng điều hoà miễn dịch mạnh. Ginsan giúp cải thiện tình trạng ức chế miễn dịch do bức xạ.
Chống ung thư
Nhân sâm đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh. Các hợp chất saponin và không saponin từ rễ sâm đã được báo cáo cho thấy những hoạt động gây độc tế bào, chống lại các loại tế bào ung thư khác.
Hợp chất K, ginsenoside, được tìm thấy là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu đơn nhân. Rg3 đã được phát hiện ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và gây ra apoptosis tế bào ở những con chuột bị ung thư gan.
Chống đái tháo đường
Năm 2001, Chung et al. báo cáo về việc sử dụng đường uống của rễ Nhân sâm cho chuột đang mắc bệnh tiểu đường. Trong vòng 4 tuần, nhâm sâm đã làm giảm mức đường huyết.
Năm 2004, có báo cáo rằng chiết xuất ethanol trong nhân sâm hoang dã ngăn ngừa đái tháo đường tuýp 2 và béo phì ở chuột IRC thông qua việc cải thiện chỉ số kháng insulin và giảm đường kính tế bào mỡ trắng và nâu.
Hoạt động thần kinh
Việc bổ sung saponin của Nhân sâm có thể làm tăng lượng norepinephrine và dopamine (DA) trong não chuột. Tổng số saponin trong nhân sâm có thể điều chỉnh hệ thống tế bào thần kinh dopaminergic gây ra bởi methamphetamine.
Năm 2009, đã báo cáo rằng chiết xuất Hồng sâm có thể điều chỉnh biểu hiện các yếu tố tăng trưởng tế bào thần kinh trong mô hình chuột đa nang gây ra bởi steroid.
Chữa lành vết thương và lở loét
Ginsenoside Rh3 được chuyển hóa từ chất ginsenoside R5 giúp cải thiện viêm da mãn tính hoặc bệnh vẩy nến. Năm 2003, người ta phát hiện Rb1 có tác dụng chống loét thông qua việc tăng tiết chất nhầy.
Hoạt động điều hòa lipid và chống huyết khối
Saponin, một trong những thành phần chính có ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid. Saponin giúp kích thích sự hấp thụ, chuyển hóa và vận chuyển lipid.
Saponin cũng làm giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, ức chế sự hình thành xơ vữa động mạch chủ ở động vật bị tăng cholesterol máu do chế độ ăn có chứa cholesterol cao.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin về thực phẩm chức năng: Nấm linh chi là gì?
Dược liệu nhân sâm
Sơn sâm
Sơn sâm là loại nhân sâm mọc hoang, đã qua sấy khô. Dược liệu là rễ cái, dài bằng thân rễ; có hình chữ V, hình thoi hoặc hình trụ, dài 2cm đến 10cm.
Mặt ngoài nhân sâm có màu vàng hơi xám, có vân nhăn dọc, đầu trên có các vòng vân ngang, trũng sâu và dày.
Cây nhân sâm có 2 rễ nhánh, các rễ con trông rõ ràng, mảnh dẻ, nhỏ, sắp xếp theo thứ tự; có mấu nổi lên. Thân rễ mảnh dẻ, nhỏ, dài. Bộ phận trên có các vết sẹo thân, dày đặc.
Viên sâm
Viên sâm được trồng, phơi hoặc sấy khô. Rễ cái có hình thoi hoặc hình trụ, mặt ngoài màu vàng hơi xám.
Toàn bộ rễ có nếp nhăn dọc rõ, có khía vân ngang, thô, rải rác và nông. Phần dưới có 2 đến 3 rễ nhánh và nhiều rễ con nhỏ, dài, thường có mẩu dạng củ nhỏ không rõ.
Chất tương đối cứng, mặt vỏ màu trắng hơi vàng, có tinh bột rõ. Tầng phát sinh vòng tròn, có màu vàng hơi nâu. Vỏ có ống tiết nhựa, dạng điểm, màu vàng nâu và những kẽ nút dạng xuyên tâm. Viên sâm có vị hơi đắng và ngọt.
Hồng sâm
Hấp, sấy và phơi khô, rễ Viên sâm thu được Hồng sâm.
Thu hái và bào chế nhân sâm
Thu hái
Người ta thường thu hoạch Nhân sâm vào tháng 9 đến tháng 10, ở những cây trồng từ 4 năm trở lên. Sau khi thu hoạch, họ rửa sạch, phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô.
Bào chế
Viên sâm: Ủ mềm, thái mỏng, phơi khô.
Sơn sâm: Khi dùng tán thành bột hoặc giã nát.
Một số bài thuốc từ nhân sâm
Tứ quân tử thang
Nhân sâm 10g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo 6g. Tất cả đều tán thành bột. Mỗi lần dùng 6g sắc với 200 ml nước còn 150ml. Chữa ăn uống kém, thở ngắn, mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, nôn mửa.
Sâm phụ thang
Nhân sâm 40g, Chế phụ tử 20g, Sinh khương 3 nhát, Táo đen 3 quả, nước 3 bát (600 ml) sắc còn 200 ml chia làm nhiều lần uống trong ngày. Chữa những trường hợp mạch mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh.
Độc sâm thang
Nhân sâm 40g. Nước 400ml sắc còn 200ml, cho uống từng ít một. Chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược.
Sâm tô ẩm
Nhân sâm, Tô diệp, Tiền hồ, Bán hạ, Cát căn, Phục linh mỗi vị 22,5g. Trần bì, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác, Mộc hương mỗi vị 15g tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, nước 150ml, gừng 7 lát, táo 1 quả. Chữa ngoại cảm phong hàn, phát sốt, đau đầu ngạt mũi, ho nhiều đờm.
Loại nào mà Nhân sâm kiêng kỵ?
Nhân sâm kiêng kỵ với Lê lô, Ố tạo giác, Hắc đậu nên không được dùng chung. Không dùng dụng cụ bằng sắt khi pha chế Nhân sâm. Khi dùng Nhân sâm, không nên uống trà hoặc ăn củ cải.
Đối tượng nào kiêng sử dụng nhân sâm?
Người bị thương phong cảm mạo
Khi bị cảm mạo đều có triệu chứng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu để trừ ngoại tà.
Nhân sâm bổ khí làm cho ngoại tà lưu trệ trong cơ thể không thể tiết ra ngoài, ảnh hưởng tới hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình.
Những người viêm dạ dày, ruột cấp tính, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng
Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ, trị liệu cần đạo trệ, hòa vị, tiêu thực, thanh trường.
Nếu dùng nhân sâm bệnh sẽ ngày nặng thêm.
Xem thêm thông tinthực phẩm chức năng khác: Thực phẩm chức năng
Người viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết
Bị viêm loét, dịch ra nhiều, đông y gọi là khí trệ, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết, vị hỏa gây đau. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.
Nhân sâm bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng sẽ rất khó làm hết đau.
Người bị bệnh gan mật cấp tính
Viêm gan, đau hạ sườn phải, đau bụng, viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, vàng da đều là gan mật bị thấp nhiệt làm khí không lưu thông được.
Nếu uống nhân sâm lại trợ thấp sinh nhiệt làm cho khí trệ uất kết, chứng bệnh sẽ nặng thêm.
Người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
Những người này thường ho ra đờm lẫn máu, sốt nhẹ. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết.
Nhân sâm làm thương âm, động hỏa, càng làm tình trạng ra máu nặng thêm khi bị các bệnh lao phổi. Vì vậy, không nên dùng nhân sâm.
Người có bệnh về hệ thống miễn dịch
Người bị bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì không nên dùng nhân sâm.
Phụ nữ mang thai
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi. Điều này không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
Người tăng huyết áp cần kiêng dùng nhân sâm
Đông y coi đó là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.
Nhân sâm có 2 tác dụng đối với huyết áp:
Với liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp.
Với liều cao sẽ làm hạ huyết áp.
Người bị xuất tinh sớm
Nhân sâm có tác dụng như nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị xuất tinh sớm thường nhạy cảm và bị kích thích về tình dục dùng nhân sâm sẽ làm nặng thêm tình trạng này.
Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương thường không đủ, dương thì dư thừa, không nên dùng nhân sâm dễ làm bổ dương khí của chúng.
Nhân sâm giúp thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, đó là điều nên tránh đối với trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng cần tránh dùng nhân sâm, kể cả thanh niên. Nếu dùng cần cân nhắc kỹ.
Để được tư vấn trực tiếp về công dụng của nhân sâm như thế nào?. Bạn vui lòng để lại bình luận để được hỗ trợ. Hệ thống Nhà thuốc An Tâm – mang lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh, niềm vui cho khách hàng và nhà thuốc.