Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?

Hỏi

Chào bác sĩ: Cho tôi hỏi là khi nào người bị suy thận phải tiến hành chạy thận nhân tạo? Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?

Nguyễn Thị Thu Thảo (1983)

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Cảm lạnh có lây không

Trả lời:

Chào chị,

Chạy thận nhân tạo là phương pháp hỗ trợ thận thực hiện quá trình loại bỏ các chất thải trong máu. Với người bệnh suy thận giai đoạn cuối thì chạy thận là giải pháp tốt nhất để duy trì sự sống. Hiện nay, vấn đề an toàn trong khi chạy thận được thắt chặt theo quy chuẩn của thế giới.

Chạy thận nhân tạo là gì?

  • Chạy thận nhân tạo tiếng Anh là dialysis. Đây là phương pháp giúp cho người bệnh suy thận đào thải lượng nước thừa, các chất độc tố, muối, chất thải. Nói cách khác, chạy thận nhân tạo chính là làm thay công việc của thận khi thận không còn khả năng hoạt động. Tuy nhiên, thận có khả năng tiết ra một số thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Trong khi đó, chạy thận không làm được việc này.
  • Quá trình chạy thận nhân tạo cũng giúp giữ lại một số dưỡng chất trong máu ở mức độ an toàn như: Natri, kali, bicarbonate. Ngoài ra, chạy thận nhân tạo còn giúp cho người bệnh cân bằng được huyết áp, hạn chế cao huyết áp trong suy thận.
  • Cần lưu ý, chạy thận nhân tạo giúp duy trì sự sống chứ không phải là phương pháp điều trị bệnh. Người bệnh nếu được ghép thận thì khả năng sống sót cao và không phải chạy thận.

Khi nào người bị suy thận phải tiến hành chạy thận nhân tạo?

  • Chạy thận là phương pháp nhằm đào thải lượng nước dư thừa, muối, độc tố và các chất thải bị tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài, đồng thời giữ lại một số chất như kali, bicarbonate, natri trong máu ở mức an toàn. Mặt khác, chạy thận cũng có tác dụng giúp cân bằng huyết áp cho người bị suy thận. Chạy thận cần thiết được thực hiện khi thận không còn khả năng lọc máu và bài tiết nước tiểu nữa.
  • Những bệnh nhân mắc suy thận cấp tính nếu phải áp dụng phương pháp lọc máu thì chỉ cần thực hiện trong thời gian ngắn nhằm cải thiện chức năng thận và sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì chạy thận nhân tạo được xem là giải pháp duy nhất. Khi bệnh suy thận mạn tiến triển theo chiều hướng nặng dần thì chức năng thận bị suy giảm quá nhiều nên cần điều trị bằng các phương pháp thay thế, chủ yếu là chạy thận được tiến hành theo chu kỳ nhất định.
  • Suy thận ở giai đoạn cuối, khi thận mất khoảng 85 -­ 90 % chức năng hoặc hoặc khi mức lọc cầu thận (GFR) giảm xuống dưới 29 ml/phút – suy thận cấp độ 4 là cần phải tính đến khả năng chạy thận nhân tạo. Việc chạy thận sẽ giúp thận thực hiện được chức năng của nó bằng cách kiểm soát huyết áp, duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và một số hóa chất khác trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trễ kinh có sao không?

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu?

Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu
Thời gian sống của người chạy thận nhân tạo sẽ khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng,…

Thời gian sống của người chạy thận nhân tạo sẽ khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng,… Nếu người bệnh bị suy thận mạn tính hay suy thận giai đoạn cuối sẽ phải tiến hành lọc máu định kỳ suốt đời. Nhưng nếu được ghép thận thành công thì sẽ không phải chạy thận nữa. Trung bình, nếu được lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 – 10 năm. Một số trường hợp thể lực tốt, chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, kết hợp với chăm chỉ vận động nhẹ nhàng, vừa phải, sống lạc quan tích cực thì thời gian có thể từ 20 – 30 năm.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi khi nào người bị suy thận phải tiến hành chạy thận nhân tạo? Chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Tới Nhà thuốc An Tâm. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0937 54 22 33

Được giải đáp bởi: TS. Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *