Hỏi
Chào bác sĩ: Cho tôi hỏi là cấy que tránh thai có tốt không? Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai?
Nguyễn Thị Bích Loan (1995)
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Trả lời:
Chào chị,
Cấy que tránh thai có tốt không? Vài năm trở lại đây thì những phương pháp tránh thai truyền thống không còn thu hút chị em phụ nữ nữa. Nhiều người tìm đến những phương pháp tránh thai mới như tiêm thuốc và cấy que tránh thai.
Cấy que tránh thai có tốt không?

Cấy que tránh thai có tốt không? Cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm… Que cấy có dạng nhỏ như que diêm, có chứa hormone progesterone được cấy dưới cánh tay sẽ giúp chị em “an toàn” từ 3 – 5 năm. Trong thời gian này que cấy sẽ phóng thích nội tiết tố progestin vào cơ thể giúp ngừa thai trong khoảng thời gian nhất định tùy từng loại. Nếu muốn hồi phục lại khả năng sinh sản, chị em chỉ cần đến bệnh viện thực hiện thủ thuật tháo que cấy.
Cấy que tránh thai như thế nào?
- Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát nhằm kiểm tra nữ giới có đủ điều kiện cấy que tránh thai hay không. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bệnh nhân kiểm tra cụ thể vỏ hộp thuốc que tránh thai về hạn sử dụng, kiểm tra rõ về nguồn gốc xuất xứ nhằm đảm bảo an toàn sau khi cấy que tránh thai.
- Bước 2: Bác sĩ xác định vị trí cấy que và tiến hành sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ vùng da cấy que, thường ở vùng da dưới cánh tay không thuận (tay trái). Sau đó sẽ tiến hành đánh dấu điểm đầu và điểm cuối trước khi đặt que.
- Bước 3: Trước khi cấy que, bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cánh tay cấy que để giảm tình trạng đau đớn trong suốt quá trình thực hiện, sau đó sẽ tiến hành thủ thuật cấy que tránh thai vào da bằng dụng cụ hỗ trợ cấy vô trùng. Thời gian thực hiện cấy chỉ trong khoảng 3 -5 phút sau đó quấn băng ép tại chỗ trong vòng 24h để hạn chế tình trạng chảy máu ở vị trí cấy.
- Bước 4: Sau khi cấy que tránh thai xong, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn chị em cách theo dõi vị trí cấy que để kiểm tra những bất thường có xảy ra hay không. Ngay khi gặp những biểu hiện chảy máu, nhiễm trùng cần đến gặp bác sĩ ngay. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa phiếu theo dõi ghi rõ ngày cấy que và rút que để chị em có thể nắm rõ thời gian đến thay que khi có nhu cầu tránh thai.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi không?
Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai
Cấy que tránh thai có tốt không? Ưu điểm của que tránh thai
- Biện pháp phù hợp với nhiều trường hợp phụ kể cả với phụ nữ đang cho con bú cũng áp dụng được.
- Đối với những trường hợp bị u xơ, phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể thực hiện thủ thuật cấy que tránh thai an toàn.
- Cấy que ngừa thai có tác dụng trong khoảng thời gian dài tối thiểu là từ 3 năm.
- Thủ thuật được thực hiện cấy và tháo que dễ dàng, nhanh chóng.
- Sau khi tháo que tránh thai thì khả năng thụ thai hoàn toàn không bị ảnh hưởng
Nhược điểm của que tránh thai
- Que cấy tránh thai hoàn toàn không bảo vệ bạn tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Chi phí cấy que tránh thai thường cao hơn so với các biện pháp ngừa thai khác.
- Thủ thuật cấy que tránh thai có nguy cơ gặp phải các biến chứng như chỗ cấy bị dị ứng hoặc bị nhiễm trùng,…
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cấy que tránh thai có tốt không? Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai? Tới Nhà thuốc An Tâm. Trân trọng!
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 0937 54 22 33
Được giải đáp bởi: TS. Bác sĩ Võ Lan Phương tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh