Bệnh vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mạn tính với những triệu chứng khó chịu, rất khó điều trị hỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị bệnh sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti và chịu đựng tâm lý bị kỳ thị.
Bệnh vảy nến là gì?
- Bệnh vẩy nến là một tình trạng da phổ biến làm tăng tốc độ vòng đời của các tế bào da. Nó khiến các tế bào tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da. Các tế bào da thừa hình thành vảy và các mảng đỏ gây ngứa và đôi khi đau đớn.
- Bệnh thường bùng phát do những vết thương nhỏ khi bạn bị stress, nhiễm trùng hay tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô – Bệnh thường gây nên cảm giác đau đớn, xấu hổ và mặc cảm do chúng ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài của người mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Bướu cổ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến
Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh vảy nến vẫn còn là “ẩn số” của giới y học. Tuy không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nhưng vẫn có một số yếu tố được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh vảy nến như:
- Do di truyền
- Do bị chấn thương ngoài da
- Do tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại

- Do nhiễm khuẩn
- Rối loạn hệ thống chuyển hóa
- Rối loạn nội tiết tố nữ
- Do sử dụng chất kích thích
- Do tâm lý bất ổn
- Thừa cân – béo phì
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến
Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, điều trị và kiểm soát triệu chứng tốt hơn:
- Ngứa ngáy
- Nổi mẩn đỏ trên da
- Xuất hiện các mảng trắng trên da
- Tổn thương khớp
- Vị trí bị tổn thương
- Số lượng vảy nến
Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Virus Ebola là gì và lây qua đường nào?
Phân loại các dạng vảy nến phổ biến
Các chuyên gia cho biết có rất nhiều thể vảy nến và để phân loại chúng có thể dựa vào vị trí hoặc dạng bệnh.
Phân loại vảy nến dựa theo dạng bệnh
- Vảy nến thể mảng bám
- Vảy nến thể mủ
- Vảy nến thể nghịch
- Vảy nến thể đốm
- Vảy nến dạng giọt
- Vảy nến thể tròn
Phân loại bệnh vảy nến dựa theo vị trí xuất hiện
- Vảy nến da đầu
- Vảy nến móng tay
- Vảy nến ở mặt
- Vảy nến ở mông
- Vảy nến ở tai
- Vảy nến viêm khớp
- Vảy nến toàn thân
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Trên thực tế, vảy nến là bệnh da liễu và chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ở bề mặt da. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như:
- Các bệnh lý về khớp
- Các bệnh lý về tim mạch
- Bệnh suy thận
- Các bệnh lý liên quan đến nội tiết tố
- Một số các biến chứng khác: Bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời có thể làm tổn thương khoang miệng, giảm thính lực, thị lực…
Ngoài những biến chứng về sức khỏe thì bệnh vảy nến cũng gây ra những biến chứng về tinh thần như khiến người bệnh tự ti, e ngại trong giao tiếp, lo lắng khi điều trị bệnh kéo dài nhưng không khỏi và về lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm.
Biện pháp chẩn đoán vảy nến hiện nay
- Việc chẩn đoán bệnh vảy nến chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng trên bề mặt da. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi bệnh sử của người bệnh và các thành viên trong gia đình để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh, từ đó tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và mang lại kết quả tốt nhất.
- Tuy nhiên, với những trường hợp chỉ chẩn đoán lâm sàng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh hay bác sĩ chưa đủ cơ sở để phân biệt chính xác bệnh vảy nến với các bệnh lý da liễu khác. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh tiến hành làm xét nghiệm sinh thiết da. Mẫu da bị tổn thương được lấy theo quy trình và kiểm tra dưới kính hiển vi để đưa ra kết luận chính xác liệu có mắc bệnh vảy nến hay không.
Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
Điều trị vảy nến bằng thuốc Tây:
Điều trị tại chỗ
Trường hợp các triệu chứng của bệnh vảy nến chỉ xuất hiện tại một vùng da nhất định thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc bôi điều trị tại chỗ. Một số loại thuốc điều trị tại chỗ được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc mỡ chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống khuẩn và phòng ngừa các tổn thương lan rộng trên bề mặt da. Mặc dù nhóm thuốc này được đánh giá cao về hiệu quả nhưng tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
- Thuốc mỡ chứa Salicylé: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm bong tróc lớp vảy nến màu trắng trên bề mặt da.
- Thuốc mỡ chứa vitamin A: Sử dụng loại thuốc này có khả năng kiềm hãm sự phát triển của các tế bào bị sừng hóa trên bề mặt da. Đồng thời, hàm lượng vitamin A trong thuốc có khả năng làm giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa khô da hiệu quả.
- Một số loại kem bôi khác: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm dịu nhẹ có tác dụng làm dịu da, mịn da và ức chế sự hình thành của những mảng da bong tróc trên bề mặt da.
Điều trị toàn thân
- Với những trường hợp bị vảy nến toàn thân, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn một số loại thuốc có khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh như Methotrexate, Soritane, Tigasone, Cyclosporin sandimmun neoral… Nhóm thuốc này có tác dụng khắc phục các triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng khá mạnh, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ như suy giảm bạch cầu, rối loạn chức năng gan, suy thận, gây quái thai…
- Bên cạnh đó, một số loại thuốc tiêm cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến mức độ nghiêm trọng. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến trong nhóm này như: Lnfliximab, Ixekizumab, Guselkumab, Secukinumab, Etanercept, Brodalumab, Adalimumab, Adalimumab-adbm…
- Ngoài ra, một số loại thuốc tiêm dạng sinh học có chứa một số thành phần từ cơ thể sống của con người nên đem lại hiệu quả khá cao. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Adalimumab, Infliximab, Etanercept, Alefacept, Efalizumab… Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc tiêm sinh học này vì thuốc dễ gây ra tác dụng phụ như thiếu máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, các bệnh lý đường hô hấp…
Chữa vảy nến bằng các mẹo dân gian tại nhà
- Chữa vảy nến bằng lá khế: Lá khế được xem là “vị cứu tinh” chữa được mọi bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh vảy nến. Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi giã hoặc xay nhuyễn, lấy phần hỗn hợp đã xay nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa vảy nến bằng cây lược vàng: Dùng khoảng 3 – 4 lá của cây lược vàng giã nhuyễn cùng một ít muối hạt rồi đắp lên vùng da bị vảy nến, để khoảng 10 – 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Chữa vảy nến bằng lá lốt: Lá lốt trong điều trị bệnh vảy nến dùng cả phần lá, thân và cây, rửa sạch rồi đem đi nấu sôi lên trong khoảng 10 phút. Phần nước lá này dùng để ngâm rửa những mảng vảy nến 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Chữa vảy nến bằng lá trầu không: Chuẩn bị vài lá trầu không tươi, rửa sạch và cho vào nồi nấu sôi lên cùng một ít muối. Lọc lấy phần nước lá này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương hằng ngày hoặc có thể kết hợp uống nước lá lốt nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Cách phòng ngừa vảy nến
Để phòng ngừa, người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm hàng ngày, thay quần áo sạch sẽ, giặt đồ thường xuyên.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để cung cấp nước cho da, giúp da luôn mềm mại và khỏe mạnh. Đây không chỉ là biện pháp phòng tránh vảy nến mà còn chống lại các bệnh da liễu khác.
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt ăn nhiều các loại hoa quả nhiều vitamin C, vitamin A…
- Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, xà phòng bằng cách đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ (nếu phải làm việc trong môi trường có hóa chất).
- Vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress quá mức – một tác nhân khá phổ biến.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh vảy nến.
Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.
Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_vẩy_nến