Những điều nên biết về bệnh ung thư phúc mạc

Ung thư phúc mạc là loại ung thư ác tính rất hiếm gặp, chúng được tạo ra trong lớp tế bào biểu mô mỏng nằm theo chiều dọc ở thành bên trong bụng. Khi ở giai  đầu, bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng cả, chỉ đến lúc bệnh nhân cảm thấy bất thường đau đớn mới đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn nên rất khó chữa trị. Hãy cùng Nhà Thuốc An Tâm tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

ung thư phúc mạc

I. Ung thư phúc mạc

Phúc mạc là một lớp che phủ toàn bộ bề mặt trong thành bụng. Đồng thời, chúng cũng  là lớp bảo vệ các tạng thuộc ống tiêu hóa và một vài nội tạng khác nằm trong khu vực ổ bụng. Cấu tạo của phúc mạc gồm 3 phần là: mạc nối, mạc treo và dây chằng (lá thành, lá tạng và lá trung gian).

Bệnh ung thư phúc mạc được chia ra thành 2 loại là ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát – ung thư di căn phúc mạc.

Ung thư di căn phúc mạc còn được gọi là ung thư phúc mạc thứ phát, thường bắt đầu ở một cơ quan khác trong ổ bụng, sau đó mới dần di căn đến phúc mạc. Có thể bắt đầu từ một số nơi trong ổ bụng như: dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, ruột thừa, buồng trứng, ống dẫn trứng, bọng đái,… Theo số liệu thống kê, có khoảng 10-15% người bệnh khi bị ung thư đại tràng và ung thư dạ dày có khả năng sẽ bị di căn tới phúc mạc. Một khi đã bị ung thư di căn, tế bào gây ung thư tất nhiên sẽ có ở vị trí di căn phát bệnh.

II. Ung thư phúc mạc gồm những giai đoạn nào?

Ung thư phúc mạc được phân thành hai loại là: ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát.

Bệnh ung thư phúc mạc nguyên phát được chia ra thành 4 giai đoạn. Trong khi ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 hầu như triệu chứng rất nghèo nàn và khó phát hiện. Còn ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thì triệu chứng xuất hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn nhiều.

+ Trong giai đoạn 3 thì gồm có 3 giai đoạn nhỏ là: 

  • Giai đoạn 3A: lúc này khối u đã lan đến các hạch bạch huyết ở phía ngoài của phúc mạc hoặc bề mặt của phúc mạc hay ở phía ngoài khung chậu.
  • Giai đoạn 3B: ở giai đoạn này, khối u đã lan đến tận phúc mạc ngoài khung chậu hoặc cũng có thể là hạch bạch huyết ở phía ngoài phúc mạc,  khối u có kích thước thường khoảng dưới 2cm. 
  • Giai đoạn 3C: lúc này, khối u đã lan đến trực tiếp phúc mạc ở ngoài phía khung chậu, hạch bạch huyết phía ngoài phúc mạc hoặc là bề mặt của lá lách hay gan, khối u có kích thường trên 2cm.

+ Trong giai đoạn 4: khối u đã được di căn, gồm có 2 giai đoạn nhỏ, đó là:

  • Giai đoạn 4A: khối u được tìm thấy ở trong chất lỏng đọng lại quanh phổi.
  • Giai đoạn 4B: khối u đã hoàn toàn di chuyển đến các cơ quan và mô ngoài bụng.

Bệnh ung thư phúc mạc thứ phát hay ung thư di căn phúc mạc là tình trạng ung thư di căn nơi khác đến phúc mạc, ung thư di căn đến thường gặp nhất là ung thư ống tiêu hóa như: ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng,…

III. Ung thư phúc mạc có những triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh ung thư phúc mạc chủ yếu phụ thuộc vào từng loại và từng giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn sớm, hầu như người bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng đặc hiệu gì, hoặc chỉ đơn giản là có các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ, giống như nhiều bệnh lý thông thường khác nên người bệnh thường không thể phát hiện ra, hoặc chỉ vô tình phát hiện khi xét nghiệm. Còn khi người bệnh đã xuất hiện những triệu chứng rõ ràng, bệnh thường đã tiến triển đến những giai đoạn khó chữa trị. Một vài triệu chứng ung thư phúc mạc có thể xuất hiện là:

  • Chướng bụng, đầy hơi hoặc đau, bụng phình to và luôn cảm thấy áp lực ở bụng hay xương chậu.
  • Có cảm giác no, dù chỉ là ăn bữa ăn nhẹ
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Bị táo bón
  • Ăn không ngon miệng
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Tăng cân hoặc giảm cân mặc dù không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu bất thường ở khu vực trực tràng, âm đạo
  • Cảm thấy đau lưng, mệt mỏi.

Một khi ung thư phúc mạc đã tiến triển, dịch nhầy có thể đọng lại trong khoang bụng (cổ trướng) và gây nên một vài các tình trạng như buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, đau bụng, mệt mỏi. Đặc biệt, khi bệnh đã phát triển sang giai đoạn cuối, có thể dẫn đến tình trạng ruột hoặc tiết niệu bị tắc nghẽn hoàn toàn, đau bụng, không thể ăn uống và nôn mửa.

ung thư phúc mạc

IV. Chẩn đoán ung thư phúc mạc

Ung thư phúc mạc rất khó để có thể chẩn đoán, dù là ung thư phúc mạc nguyên phát hay thứ phát thì trong giai đoạn đầu cũng không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng, đặc hiệu nào cả. Ngoài việc khai thác triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân, các xét nghiệm có thể được chỉ định để chẩn đoán ung thư phúc mạc bao gồm:

  • Chụp cắt lớp CT vùng bụng và ổ chậu, siêu âm để có thể phát hiện ra cổ trướng hoặc sự tăng trưởng của khối u.
  • Xét nghiệm máu để xác định được nồng độ CA-125 (đây là một chất được tạo ra bởi các tế bào khối u) có trong máu của người bệnh. Nếu nồng độ CA-125 cao, bác sĩ có thể nghi ngờ bị ung thư phúc mạc hay buồng trứng. Thế nhưng, xét nghiệm này lại không đặc hiệu.
  • GI (gastrointestinal) dưới hoặc thụt tháo Bari là dùng tia X để có thể giúp bác sĩ quan sát được vị trí khối u và một vài vấn đề khác ở đại tràng và trực tràng.
  • GI trên để bác sĩ quan sát các vấn đề nằm ở khu vực thực quản, dạ dày và tá tràng.
  • Sinh thiết qua nội soi – phẫu thuật
  • Chọc dịch: Trong trường hợp không thể phẫu thuật lấy được tế bào để sinh thiết hoặc do cổ trướng căng to thì có thể sẽ yêu cầu chọc lấy dịch bụng để soi dưới kính hiển vi.

V. Điều trị ung thư phúc mạc

Ung thư phúc mạc nguyên phát được chữa trị tương tự như ung thư buồng trứng. Các phương pháp điều trị ung thư phúc mạc nguyên phát và ung thư phúc mạc thứ phát cho mỗi bệnh nhân khác nhau sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u cũng như tình trạng sức khỏe và lịch sử y tế của bệnh nhân. Các phương pháp được áp dụng điều trị là:

  • Phương pháp phẫu thuật: khi phát hiện bị ung thư phúc mạc, phẫu thuật thường là bước đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng cắt bỏ hoàn toàn các tổn thương được tìm thấy. Đồng thời, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà có thể cắt bỏ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, các mô hay cơ quan khác.
  • Phương pháp hóa trị liệu: Bệnh nhân có thể được điều trị hóa trị giúp teo nhỏ khối u trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc sử dụng sau khi đã phẫu thuật nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Phương pháp PHIPEC (Hóa trị tăng nhiệt độ trong phúc mạc trong lúc mổ): Kỹ thuật này là sử dụng nhiệt kết hợp với việc đưa hóa chất trực tiếp vào phúc mạc.
  • Phương pháp liệu pháp trúng đích: phương pháp này sử dụng thuốc hướng đến mục tiêu như các chất ức chế PARP (poly-ADP ribose polymerase), các thuốc kháng thể đơn dòng làm ngăn chặn quá trình sửa chữa ADN, các thuốc gây ức chế tạo mạch ngăn chặn sự phát triển của mạch máu có trong khối u.
  • Phương pháp chăm sóc giảm nhẹ: Ung thư phúc mạc chỉ thường được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn nặng, vì thế, phương pháp chăm sóc hỗ trợ có thể giúp các triệu chứng của ung thư phúc mạc giảm xuống như đau, giảm cân, phù. Điều trị tắc ruột, bán tắc ruột là điều trị giúp giảm nhẹ đi các triệu chứng. Chọc dịch màng bụng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, cải thiện hiệu quả các triệu chứng tạm thời.

ung thư phúc mạc

VI. Tiên lượng sống của bệnh nhân bị ung thư phúc mạc

Nhờ có sự phát triển trong y học nên tiên lượng của bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư phúc mạc nguyên phát hoặc thứ phát đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù vậy, do ung thư phúc mạc đa phần đều được phát hiện ở những giai đoạn muộn và do tỷ lệ tái phát cao nên bệnh nhân sau khi khỏi bệnh thường cần điều trị tiếp tục sau đó.

Tóm lại, ung thư phúc mạc không đơn giản là căn bệnh hiếm gặp mà còn cực kì khó phát hiện sớm. Điều đó làm cho việc điều trị chậm trễ, có phần khó khăn và mang lại nhiều hậu quả cho người bệnh. Hy vọng những chia sẻ của  Nhà Thuốc An Tâm sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích  về căn bệnh ung thư phúc mạc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *