Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm có tốc độ gia tăng thuộc top cao hiện nay, đang đe dọa đến nhiều người. Nếu không phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên vô cùng khó khăn và thậm chí là không thể giải quyết được.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất dẫn đến sự thiếu hụt hay sức đề kháng với insulin làm lượng đường không được chuyển hóa, tích tụ trong máu khiến đường huyết cao. Hiểu đơn giản hơn thì nguyên nhân gây bệnh tiểu đường chính là tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các dạng tiểu đường

Có nhiều dạng tiểu đường. Nhưng theo thống kê thì tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và đái tháo đường thai kỳ hiện là 3 dạng phổ biến nhất.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh

Xuất hiện những vết loét không lành
Xuất hiện những vết loét không lành

Hiện nay, những triệu chứng của căn bệnh đái tháo đường có thể sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Giảm cân nhanh chóng.
  • Cảm thấy đói và khát cách thường xuyên.
  • Khả năng nhìn mọi vật mờ.
  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Cơ thể rất mệt mỏi.
  • Xuất hiện những vết loét không lành.

Ở nam giới sẽ xuất hiện những triệu chứng như rối loạn cương dương , giảm khả năng ham muốn tình dục, yếu cơ. Còn nữ giới là nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu, khô, ngứa da.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

  • Do di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một cá thể sống, đặc biệt là protein cần cho cơ thể hoạt động, phát triển tế bào. Sự biến đổi về gen hoặc sự kết hợp giữa các nhóm gen với nhau gây nên bệnh tiểu đường ở cha mẹ sẽ được truyền sang con, thậm chí các thế hệ tiếp theo. Gen ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất insulin ở tuyến tụy, insulin thiếu hoặc hoạt động không chất lượng gây nên bệnh tiểu đường.
  • Béo phì: Do thừa quá nhiều calo mà cơ thể cứ tích trữ lại dưới dạng mỡ, tạo sức ép lên tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để giải quyết lượng calo đó. Lâu ngày tuyến tụy nhanh chóng yếu đi, lượng insulin không đủ để đáp ứng hoặc không còn hoạt động tốt mà gây nên bệnh tiểu đường. Lười vận động cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường chứa nhiều loại vi khuẩn, virus, độc tố mà vô tình hay cố ý chúng ta đưa vào cơ thể; thực phẩm chứa nhiều hợp chất hóa học gây biến đổi gen, phá hủy các tế bào tuyến tụy, đặc biệt tế bào beta, gây bệnh tiểu đường.
  • Hệ thống miễn dịch: Hoạt động bất ổn khiến cho các tế bào bạch cầu đột ngột tấn công tế bào beta ở tuyến tụy, tuyến tụy suy giảm chức năng hoặc mất khả năng sản xuất insulin.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

  • Người trên 40 tuổi. Hiện nay bệnh tiểu đường có xu hướng trẻ hóa, số người mắc bệnh trước tuổi 30 ngày một tăng cao.
  • Người thừa cân, béo phì; đặc biệt những người thừa mỡ ở vùng bụng do uống rượu, bia nhiều hoặc ngồi nhiều, ít vận động.
  • Những người có người thân cùng quan hệ huyết thống trực tiếp như ông bà với cha mẹ, cha mẹ với con cái thì khả năng di truyền bệnh khá cao.
  • Người có tiền sử cao huyết áp, mỡ trong máu cao; các bệnh liên quan do việc thừa axit uric trong máu.
  • Người có tiền sử sinh con từ 4kg trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Người bị u nang buồng trứng do xuất hiện hiện tượng kháng isulin ở tuyến tụy.

Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh đái tháo đường

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu thì khả năng kiểm soát lượng đường càng khó khăn. Điều này sẽ tăng khả năng xảy ra các biến chứng, chúng có thể nặng hơn và đe dọa đến tính mạng.

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh

  • Tổn thương thần kinh
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh Alzheimer
  • Tổn thương mắt
  • Tai biến mạch máu
  • Bệnh ngoài da
  • Ðau hệ thống thần kinh
  • Hư răng

Các biến chứng của bệnh tiểu đường đối với phụ nữ mang thai

  • Khi bị bệnh đái tháo đường trong thai kỳ thì phụ nữ dễ mắc bệnh tiền sản giật với biểu hiện: dư protein nước tiểu, huyết áp cao, sưng chân. Tăng nguy cơ mắc bệnh trong lần mang thai sau.
  • Bên cạnh đó, khi già thì phụ nữ dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Đối với thai nhi thì sẽ có thể phát triển hơn tuổi thật, trong tương lai có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Nếu không hỗ trợ cho bà mẹ thì trẻ dễ bị tử vong sau  sinh hoặc trước.

Những phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nên thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng đang mắc phải.
Nên thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng đang mắc phải.

Bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường và bệnh tiền đái tháo đường như sau:

  • Xét nghiệm A1C: Cung cấp phác đồ của lượng đường máu trong 3 tháng gần đây nhất.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương khi đói (FPG): phương pháp này giúp đo lượng đường sau khi đã nhịn ăn trong vòng 8 tiếng gần đây nhất.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose: với phương pháp này bạn sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu sau khi uống nước đường khoảng 1 giờ.
  • Để chẩn đoán thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đo lường lượng đường huyết trong  từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 trong quá trình thai kỳ.
  • Nếu như phát hiện được bệnh càng sớm thì càng có thể tìm ra được những phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Theo dõi tình trạng bệnh:

Trang bị cho bản thân máy đo huyết áp cá nhân tại nhà để biết được tình trạng bệnh, nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp, tránh để tình trạng làm tồi tệ thêm.

Thuốc điều trị:

Đối với tiểu đường loại 1: Dùng insulin với 3 nhóm như sau:

  • Insulin tác dụng chậm: Insulin Protamin kẽm.
  • Insulin tác dụng trung bình: Isophane Insulin, Lente Insulin.
  • Insulin tác dụng nhanh: Insulin Hydrochloride có nhũ dịch Insulin kẽm.

Với liệu pháp này chỉ áp dụng cho tiểu đường loại 1. Đối tượng tiểu đường loại 2 khi các loại thuốc điều trị, chế độ ăn, luyện tập không hiệu quả mới được phép áp dụng insulin.

Lưu ý: Việc tiêm insulin đem lại không ít phản ứng phụ như: dị ứng, ngứa, đau, căng cứng vùng vừa tiêm; hạ lượng glucose trong máu.

Đối với tiểu đường loại 2: Dùng dẫn xuất Sulfonyl ure, được giới chuyên môn chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm thứ 1: Nhóm tác dụng mạnh, gồm: Glibenclamid, Glipizid, Gliclazid.
  • Nhóm thứ 2: Nhóm tác dụng yếu hơn, gồm: Tolazamid, Clopropamid, Acetohexamid, Tolbutamid.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường:

  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống: Muốn bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt thì người bệnh cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học:
  • Giảm cân: Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh lý khó trị, trong đó có tiểu đường. Chính vì thế giảm cân là điều rất cần thiết đối với người bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường loại 2, ngăn chặn nguy cơ tăng cao của đường huyết, giảm các biến chứng đến tim mạch.
  • Lịch làm việc và nghỉ ngơi khoa học: Căng thẳng đầu óc khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do sản sinh và giải phóng các hormone tuyến yên ACTH, thúc đẩy hormone gây stress từ tuyến thượng thận, tuy ảnh hưởng gián tiếp nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng đường trong máu.
  • Ngủ đủ giấc: Cơ thể mỗi người cần 7 – 8 tiếng đồng hồ cho việc ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi các chấn thương tế bào do hoạt động quá sức. Đối với người tiểu đường, việc ngủ đủ giấc hạn chế nguy cơ sản sinh hormone gây stress, tăng lượng đường huyết.
  • Vận động thường xuyên: Giảm nguy cơ các biến chứng do tiểu đường gây ra, cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật. Giảm nguy cơ các biến chứng do tiểu đường gây ra, cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh tiểu đường.

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *