Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thời điểm đang dần chuyển mùa Đông – Xuân là thời điểm mà vi khuẩn và virut dễ dàng hoạt động khiến những người có khả năng miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Trẻ em, người già miễn dịch yếu, khả năng chống chọi kém nên dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ đi học trong môi trường chật hẹp nên dễ nhiễm khuẩn, lây bệnh. Các bệnh thường mắc trong mùa đông xuân là bệnh đường hô hấp; bệnh dị ứng… trong đó có chân tay miệng.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra Giống vi rút gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxsackie A và virusEnterovirus 71 (EV-71). Các tuýp vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Mề đay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh
Trẻ bị sốt, mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết sớm nhất của bệnh

Bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Phát ban trên tay chân. Phát ban không ngứa toàn thân kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Ói mửa
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Đau lan lỗ tai
  • Đau họng
  • Thương tổn đau rát ở răng và miệng
  • Loét miệng
  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông (nhưng nói chung, phát ban trên mông do bệnh tiêu chảy gây ra.)

Có thể bạn quan tâm đến thông tin bệnh: Viêm tụy cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân nào gây bệnh tay chân miệng?

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm virus coxsackie A16. Virus coxsackie thuộc nhóm nonpolio enterovirus. Đôi khi các enterovirus khác cũng gây ra bệnh tay chân  miệng.

Ăn uống là đường lây truyền chính của bệnh. Bệnh lây từ người qua người do tiếp xúc với người bệnh:

  • Dịch tiết mũi họng
  • Nước bọt
  • Dịch tiết ở mụn nước
  • Phân
  • Giọt hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng

  • Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi. Tại các trung tâm chăm sóc, trẻ em đặc biệt dễ bị dịch bệnh tay chân miệng vì nhiễm trùng lây lan do tiếp xúc giữa người với người. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
  • Trẻ thường có miễn dịch với bệnh tay chân miệng khi chúng lớn lên do đã tạo ra các kháng thể sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Các vết loét miệng làm trẻ đau và khó nuốt. Thường xuyên đút nước hay sữa cho trẻ bằng từng muỗng nhỏ . Nếu mất nước nặng, trẻ cần được truyền dịch.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ và chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có biến chứng thần kinh:

  • Viêm màng não do siêu vi: là tình trạng viêm ở màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não siêu vi thường nhẹ và tự khỏi.
  • Viêm não (viêm nhu mô não) do siêu vi: đây là biến chứng nặng và đe dọa tính mạng. Viêm não tương đối ít gặp.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng như thế nào?

Bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh nhiễm siêu vi khác bằng cách đánh giá:

  • Tuổi của người bị bệnh
  • Đặc điểm của các dấu hiệu và triệu chứng
  • Dấu hiệu hồng ban hoặc loét miệng
  • Phết họng và xét nghiệm phân có thể xác định được virus gây bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán bệnh tay chân miệng mà không cần xét nghiệm.

Xem thêm thông tin bệnh khác: Bệnh

Điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng, bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:

  • Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng vì vậy việc giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh thực phẩm là biện pháp chủ yếu phòng bệnh cho trẻ.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, khi làm đồ ăn cho trẻ…
  • Làm sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa…
  • Tránh tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng.
  • Không cho trẻ bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính axít như nước ngọt có ga hay nước cam).
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa
  • Dùng thuốc điều trị triệu chứng. Các thuốc không cần đơn như paracetamol và ibuprofen, có thể giúp giảm đau họng và hạ sốt. Với phụ nữ có thai Paracetamol được ưa chuộng hơn ibuprofen. Không dùng aspirin 325mg cho trẻ dưới 16 tuổi.
  • Một cách khác là súc miệng bằng nước muối ấm. Pha nửa thìa cà phê muối (2,5g) với 1/4 lít nước. Điều quan trọng là không được nuốt, vì thế cách này không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.
  • Nếu trẻ có mụn nước, tránh làm vỡ mụn vì dịch bên trong làm bệnh lây lan. Các nốt mụn nước sẽ khô và hết trong vòng 7 ngày.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh tay chân miệng.

Nếu còn điều gì thắc mắc các bạn có thể đến trực tiếp Nhà thuốc An Tâm hoặc gọi vào số hotline 0937542233 để được chúng tôi tư vấn trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *