Bệnh HIV có chữa được không?

Câu hỏi:

Anh Minh Cảnh (29 tuổi – Hà Tĩnh) có hỏi: “Tôi đã phát hiện bản thân mắc bệnh HIV gần đây do quá trình quan hệ tình dục không an toàn. Xin hỏi bác sĩ bệnh HIV có chữa được không? Và cần làm những gì để đảm bảo an toàn nhất? Xin cảm ơn bác sĩ!”

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Khó ngủ phải làm thế nào?

Trả lời:

Chào anh Minh Cảnh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời “Bệnh HIV có chữa được không?” sau.

Bệnh HIV là gì?

HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm vào những tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch của người như tế bào T – CD4, đại thực bào và tế bào tua.

Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể người, sẽ xâm nhập vào một loại tế bào bạch cầu là CD4. Lúc này, tế bào sẽ bị vi rút chiếm lấy và sử dụng để sản sinh ra hàng nghìn bản sao đồng thời phát hủy tế bào CD4. 

Virus HIV xâm nhập vào hệ tuần hoàn đồng thời tiếp tục gắn vào các tế bào CD4 khác, nhân số lượng vi rút trong cơ thể người bệnh lên. 

Khi số lượng CD4 giảm xuống thì số lượng vi rút HIV tăng lên, những tế bào CD4 có nhiệm vụ chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, vì thế khi số lượng tế bào CD4 giảm, sức đề kháng của người bệnh sẽ giảm xuống rất nhiều, khiến cho người bệnh dễ bị mắc các bệnh lý khác.Vậy  Bệnh HIV có chữa được không? hay cùng theo dõi thêm các thông tin dưới đây. 

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Cách làm hồng nhũ hoa bằng tự nhiên

Bệnh HIV có chữa được không?
Bệnh HIV có chữa được không?

Bệnh HIV có thể được chữa khỏi không?

Hiện tại chưa có cách điều trị HIV khỏi hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp, điều trị có thể kiểm soát tải lượng vi rút và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. 

Một số loại thuốc cản trở vào protein HIV sao chép chính nó hay một số thuốc khác thì ngăn chặn virus xâm nhập hoặc chèn vật liệu di truyền của nó vào các tế bào miễn dịch của bạn. 

Tất cả những người nhiễm HIV nên bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có thể sử dụng thuốc nào là tốt nhất cho bạn.

Làm sao để phát hiện bệnh?

  • Người có tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
  • Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường âm đạo hay dùng miệng mà không dùng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn (nghĩa là không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách) với người tiêm chích ma túy hoặc với những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác.
  • Là bạn tình hay người chăm sóc người sống chung với HIV.
  • Có mẹ bị nhiễm HIV.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Những lưu ý cho bệnh nhân HIV?

  • Quần áo, đồ vải dính máu người bệnh phải được ngâm nước Javen 0,1-0,5% trong 30 phút rồi giặt lại bằng xà phòng; nếu dính các chất đặc như chất nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại. Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…), cần cho vào 2 lần túi nylon, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác.
  • Bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay, kim tiêm…
  • Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ.
  • Người trong gia đình nên mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hay giặt đồ cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nếu bị dính máu, dịch tiết của bệnh nhân thì rửa sạch ngay bằng nước xà phòng, sau đó dùng cồn 70 độ sát trùng lại.
  • Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV (như kim tiêm, dao cạo) làm bị thương, cần nặn ngay máu ra, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với các cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.
  • Trong quan hệ tình dục với người nhiễm HIV/AIDS, phải luôn sử dụng bao cao su. Còn những biểu hiện tình cảm khác như vuốt ve, nắm tay… không làm lây bệnh.
  • Về ăn uống, cần cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ các chất (thịt, cá, trứng, gan, đậu, rau củ, trái cây). Nếu người bệnh chán ăn, buồn nôn thì cho ăn uống từng chút một và chia thành nhiều bữa. Tránh cho ăn rau sống vì nó khó tiêu và dễ gây nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân hay nôn, nên cho dùng thức ăn lỏng. Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, cần sử dụng thức ăn mềm, nghiền nát, tránh các loại gia vị, uống nhiều nước.
  • Về thuốc điều trị, bệnh nhân và người nhà không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa quy định dựa vào quá trình thăm khám, theo dõi và làm các xét nghiệm.

Để được tư vấn trực tiếp Bệnh HIV có chữa được không, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline. Quý đọc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *