Bệnh giãn não thất có chữa được không?

Câu hỏi:

Chị Ngọc Ngân (32 tuổi – Hồ Chí Minh) có hỏi: “ Tôi sinh con được 2 tháng và bé có những dấu hiệu vòng đầu to, co giật và phát hiện bé mắc bệnh giãn não thất. Tôi rất lo lắng cho sự phát triển của con sau này. Xin hỏi bác sĩ có bệnh giãn não thất có chữa được không? Và các phương pháp điều trị hiệu quả? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Trễ kinh 1 tuần có sao không?

Trả lời:

Chào chị Ngọc Ngân, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời sau.

Bệnh giãn não thất là gì?

Bệnh giãn não thất ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh, thường xuất phát từ trong giai đoạn thai kỳ của người mẹ. Theo đó, thời điểm trẻ bị giãn não thất thường rơi vào tam cá nguyệt thứ 2.

Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Cbd là gì

benh-gian-nao-that-co-chua-duoc-khong-min

Bệnh giãn não thất bẩm sinh ở trẻ được xem là một trong những dị tật nguy hiểm, có khả năng dẫn đến rối loạn chức năng cơ quan trong cơ thể trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trường hợp xấu nhất khi phát hiện thai nhi bị giãn não thất nặng, bác sĩ có thể tư vấn cho người mẹ thực hiện chấm dứt thai kỳ.

Bệnh giãn não thất có chưa được không?

Bệnh giãn não thất có thể được chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị đúng cách. 

Điều trị giãn não thất?

Điều trị cấp cứu

Cần phải đưa bệnh nhi đến cấp cứu ngay khi phát hiện trẻ có các triệu chứng điển hình của tăng áp lực nội sọ cấp tính như: li bì, hôn mê, suy hô hấp, trụy mạch…

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật bệnh giãn não thất ở trẻ em bao gồm 2 phương pháp là hệ thống dẫn lưu dịch não tủy (shunt) và nội soi não thất thứ III.

Dẫn lưu dịch não tủy

Hệ thống shunt là tên gọi của một hệ thống van thoát nước, dẫn lưu dịch lỏng chảy từ não đến nơi khác theo hướng và tốc độ đã xác định. Một đầu của ống được đặt tại tâm thất não, thân ống sẽ luồn dưới da đến nơi có khả năng hấp thụ dịch não tủy dư thừa dễ dàng hơn.

Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe

Nội soi mở thông sàn não thất III

Phẫu thuật nội soi thất III (Endoscopic third ventriculostomy – ETV) là thủ thuật đưa một thiết bị quay video nhỏ chuyên dụng vào bên trong não để lấy tầm nhìn trực tiếp. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một lỗ ở đáy của khu vực tâm thất nhằm cho dịch não tủy chảy ra khỏi não.

Nội soi mở thông sàn não thất III chống chỉ định tương đối với bệnh nhi có não úng thủy thông. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ, cũng như căn cứ trên bảng điểm đánh giá tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi ETV.

Theo dõi sau điều trị

Phụ huynh nên đưa trẻ đi chụp lại CT – scan/MRI sau 3 tháng và 12 tháng. Việc theo dõi tình trạng giãn não thất đòi hỏi thường xuyên, thời gian mỗi lần tái khám định kỳ cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, cả hai kỹ thuật điều trị bằng phẫu thuật đều có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:

  • Hệ thống shunt: Ngừng thoát dịch não tủy hoặc thoát nước điều tiết kém do trục trặc cơ học, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng dây van dẫn;
  • Phẫu thuật nội soi: Mất trí nhớ thoáng qua, chấn thương vùng hạ đồi, liệt thần kinh thị giác và tổn thương mạch máu.

Chính vì vậy, bệnh nhi phải được theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng của dẫn lưu và tiến hành thay thế nếu cần thiết. Thời gian thay dẫn lưu mới thông thường là từ 5 đến 7 năm tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline. Quý đọc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *