Câu hỏi:
Chị Ngọc Diễm (28 tuổi – An Giang) có hỏi: “Khoảng thời gian gần đây tôi phát hiện mình mắc bệnh cường giáp và tôi rất là lo lắng về tình trạng bệnh của tôi hiện tại. Xin hỏi bác sĩ tôi nên có chế độ điều trị như thế nào? Bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không?
Trả lời:
Chào chị Ngọc Diễm, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Nhà thuốc An Tâm. Chúng tôi xin gửi đến anh câu trả lời sau.
Điều trị bệnh cường giáp như thế nào?
Bệnh cường giáp không nên ăn gì? Hiện nay, điều trị bệnh cường giáp có 3 phương pháp chính là: điều trị nội khoa bằng thuốc, điều trị bằng phóng xạ và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Bệnh cường giáp không nên ăn gì? Phương pháp điều trị nội khoa luôn được ưu tiên hàng đầu, nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị hoặc tình trạng bệnh nặng sẽ xem xét đến 2 phương pháp điều trị còn lại.
Hầu hết các trường hợp bệnh cường giáp có bướu giáp lan tỏa độ 1 hoặc kích thước tuyến giáp bình thường điều trị bằng nội khoa liên tục trong thời gian từ 18 – 24 tháng thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Thuốc kháng giáp giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị này, ngoài ra còn thuốc tim mạch, thuốc chẹn beta để điều trị triệu chứng, ngừa biến chứng.
Bệnh cường giáp không nên ăn gì? Bệnh nhân cường giáp mà tuyến giáp tăng kích thước hoặc bướu giáp nhân độ 2 – độ 3 thì thường cần kết hợp phẫu thuật và điều trị phóng xạ với điều trị nội khoa giảm triệu chứng. Ngoài ra, một số đối tượng khác sẽ được chỉ định phẫu thuật như: tái phát bệnh nhiều lần, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú,… Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt gần như hoàn toàn tuyến giáp, chỉ để lại 2 – 3g mỗi thùy.
Như vậy bệnh cường giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi. Khi đã khỏi bệnh, kích thước tuyến giáp sẽ không tăng nữa, hormone tuyến giáp tiết bình thường, triệu chứng bệnh cũng suy giảm và biến mất.
Có thể bạn quan tâm đến thông tin sức khỏe: Lá trầu không có tác dụng gì?
Bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Thực phẩm giàu i-ốt
Việc sử dụng thực phẩm giàu i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản…
Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời, sử dụng đường nhiều làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh. Do đó, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, các loại kẹo mứt hoặc khoai tây ăn liền.
Các loại chất béo “xấu”
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn nên tránh khi bị cường giáp.
Cà phê
Bệnh cường giáp không nên ăn gì? Đối với chất Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng tiết hormon này. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó, đây là thức uống mà người bị cường giáp nên kiêng.
Rượu bia
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
Sữa tươi nguyên kem
Lượng chất béo trong sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì rất khó tiêu hóa. Trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp lại không tốt như người bình thường, vì vậy khi sử dụng loại sữa này bệnh nhân sẽ đầy bụng, khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng tại đường tiêu hóa của người bệnh.
Xem thêm thông tin sức khỏe khác: Thông tin sức khỏe
Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Ngoài ra tìm hiểu Bệnh cường giáp không nên ăn gì? bạn cũng cần tìm hiểu thêm về Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Hoa quả cung cấp chất oxy hóa
Các loại rau củ quả là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên rất phong phú, chúng rất cần thiết với hệ miễn dịch của con người. Hơn nữa, bổ sung tăng cường chất chống oxy hóa còn hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp – điều mà người bệnh cường giáp mong muốn.
Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3
Hai nhóm dinh dưỡng này là bộ đôi quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tăng cường sức khỏe nói chung cho cả cơ thể lẫn tuyến giáp. Hấp thu Vitamin D giúp con người sử dụng Canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương – một trong những biến chứng cường giáp thường gây ra.
Thực phẩm giàu kẽm
Tuyến giáp hoạt động quá mức thường khiến cơ thể thiếu hụt kẽm, vấn đề này sẽ gây cản trở sự phân chia tế bào, phân hủy carbohydrate,… Vì thế, người bệnh cường giáp cần bổ sung tăng cường kẽm từ các loại thực phẩm như: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt bí ngô,…
Các loại rau
Ăn nhiều loại rau như bắp cải, bông cải xanh làm giảm hoạt động của tuyến giáp và hormone mà tuyến giáp sản xuất ra, vì thế triệu chứng bệnh cũng được ngăn chặn tốt hơn.
Để được tư vấn trực tiếp “Bệnh cường giáp không nên ăn gì?” , Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline. Quý đọc giả sẽ được các chuyên gia sức khỏe tại Nhà thuốc An Tâm tư vấn và hỗ trợ.