Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy hay còn gọi là ung thư máu mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng. Vậy, bệnh bạch cầu mạn thể tủy là gì? Trong bài viết này, Nhà thuốc An Tâm sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về bệnh bạch cầu mạn thể tủy cũng như các biện pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

I. Thông tin về bệnh bạch cầu mãn tín dòng tủy
1. Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy là gì?
Bạch cầu mãn tính dòng tủy (CML) là bệnh ung thư của tế bào máu trong tủy xương. Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy chỉ sự tăng đột biến bất thường và phân chia nhanh hơn của các tế bào bạch cầu hạt trong tủy xương.
Tuy nhiên, những tế bào bạch cầu này này vẫn còn khả năng biệt hóa tốt, đảm nhận một phần chức năng của cơ thể. Đó là lý do tại sao bệnh bạch cầu mãn tính thường diễn tiến chậm hơn và không có những triệu chứng quá rầm rộ như bệnh bạch cầu cấp tính.
2. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy
– Sự hình thành của nhiễm sắc thể Philadelphia: Theo một số nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân mắc CML đều có gen đột biến hoặc nhiễm sắc thể Philadelphia. Đến nay, vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân nào thúc đẩy sự hình thành nhiễm sắc thể Philadelphia. Nghiên cứu dịch tế cho biết có thể do người bệnh từng tiếp xúc với hóa chất hoặc tia xạ ở cường độ cao trong thời gian dài, dẫn đến sự tổn thương nhiễm sắc thể.
– Sự hình thành gen BCR-ABL: Sự hình thành của nhiễm sắc thể Philadelphia dẫn đến sự sắp xếp lại những đoạn DNA tương ứng nằm trong nhiễm sắc thể đó. Quá trình này dẫn tới hình thành một gen mới, gọi là gen BCR-ABL. Gen BCR-ABL thúc đẩy tế bào tăng sinh nhanh chóng, không ngừng nghỉ, nhưng lại ngăn quá trình tế bào bạch cầu già và chết đi.
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy
Những đối tượng thường dễ mắc bệnh bạch cầu mạn thể tủy đó là:

- Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ bệnh bạch cầu mạn thể tủy.
- Giới tính: Nam giới thường sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
- Tiếp xúc với chất phóng xạ: Có thể người bệnh là nạn nhân bom nguyên tử hoặc chịu ảnh hưởng của tai nạn nhà máy hạt nhân, hoặc dùng xạ trị để chữa bệnh ung thư trước đây.
Không có các yếu tố trên không có nghĩa là bạn không có khả năng mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác nhất.
4. Đối tượng thường mắc phải bạch cầu mãn tính dòng tủy
Bạch cầu mạn dòng tủy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người trên 60 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em.
5. Giai đoạn của bệnh và các triệu chứng theo từng giai đoạn
Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy được chia thành 3 giai đoạn khác nhau, đó là:
- Giai đoạn mãn tính: Bệnh nhân có dưới 10% số lượng tế bào bạch cầu trong máu hoặc tủy xương. Ở giai đoạn này, các triệu chứng rất nhẹ hoặc không có. Giai đoạn này có thể kéo dài 5-6 năm. Bệnh nhân thường đáp ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
- Giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân có số lượng tế bào bạch cầu từ 15 – 30% hoặc nhiều basophils (một loại tế bào bạch cầu đặc biệt) trong các mẫu máu hoặc tủy xương. Bệnh nhân có thể có một số triệu chứng như bị sốt, sụt cân hoặc chán ăn. Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị tiêu chuẩn như trong giai đoạn mãn tính.
- Giai đoạn chuyển cấp: Đây là giai đoạn ác tính nhất của bạch cầu mạn thể tủy. Bệnh nhân có lượng tế bào bạch cầu chưa trưởng thành từ 20% trở lên trong máu hoặc tủy xương. Trong tủy xương sẽ có những đám lớn tế bào bach cầu chưa trưởng thành, và các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành đã lan ra ngoài tủy xương. Một số triệu chứng rõ rệt như sốt, sụt cân và chán ăn. Đây là giai đoạn ác tính nhất của CML và các triệu chứng tương tự như bệnh ung thư bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML).
>> Thông tin cần phải biết về ung thư bạch cầu cấp tính dòng tủy?
II. Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy
1. Tiến hành các xét nghiệm
Nếu nghi ngờ mắc bạch cầu mạn thể tủy, để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sẽ cần kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm máu và sinh thiết tủy. Mục đích của việc kiểm tra lâm sàng là để tìm các dấu hiệu bệnh, như sưng lá lách.
Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh bạch cầu mạn thể tủy đó là:

- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này có thể cho thấy những bất thường trong các tế bào máu, chẳng hạn như số lượng tế bào bạch cầu. Ngoài ra còn để kiểm tra chức năng của các cơ quan, từ đó giúp bác sĩ phát hiện những bất thường và định hướng chẩn đoán.
- Sinh thiết tủy xương: Bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng để chọc lấy tủy xương ở vị trí đỉnh chóp của mặt sau xương chậu.
- Các xét nghiệm để tìm kiếm nhiễm sắc thể Philadelphia: Các xét nghiệm như kỹ thuật lai tại chỗ phát huỳnh quang và phương pháp khuếch đại chuỗi PCR, phân tích mẫu máu hoặc tủy xương để tìm nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc gen BCR-ABL.
- Chẩn đoán hình ảnh: Mục đích của chẩn đoán hình ảnh là để xem bệnh có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể hay không.
Xêm thêm: Thuốc Sprycel – Thuốc điều trị ung thư bạch cầu
2. Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt bạch cầu mãn tính thể tủy (CML) với tăng bạch cầu phản ứng trong nhiễm khuẩn, viêm nhiễm hay ung thư: Trong các bệnh phản ứng, số lượng bạch cầu thường dưới 50.000/µL, phosphatase kiềm bạch cầu bình thường hoặc tăng, không có lách to và nhiễm sắc thể Philadelphia. Nếu một người bị nghi tăng bạch cầu là do CML thì bệnh nhân cần phải được theo dõi và điều trị sớm.
- Phân biệt bạch cầu mạn thể tủy với các bệnh tăng sinh tủy xương khác: Đối với các bệnh liên quan đến tăng sinh tủy xương, số lượng và hình thái hồng cầu bình thường, hồng cầu có nhân rất hiếm hoặc không có.
III. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy
Điều trị trong giai đoạn mãn tính có thể ngăn bệnh tiến triển sang giai đoạn cao hơn. Có 2 phương pháp chủ yếu để điều trị CML đó là liệu pháp đích và hóa trị.
1. Liệu pháp đích
Với phương pháp liệu pháp đích, thuốc hoặc các chất khác được sử dụng để nhắm vào các tế bào ung thư. Cụ thể để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng, không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.
Đối với CML, các loại thuốc được gọi là chất ức chế tyrosine kinase hoặc TKIs nhắm vào enzyme tyrosine kinase BCR-ABL và ngăn chặn nó hoạt động, từ đó khiến các tế bào CML chết nhanh chóng.
>> >> Bosulif 100mg – Thuốc điều trị chống lại CML hiệu quả hiện nay.
2. Hóa trị
Hiện nay hóa trị chỉ được sử dụng cho các giai đoạn CML ác tính. Phương pháp này nhằm mục đích sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn chúng nhân lên. Các loại thuốc có thể được truyền qua tĩnh mạch hoặc ở dạng viên nén. Hóa trị liệu sẽ được thực hiện theo chu kỳ để cơ thể phục hồi sau các tác dụng phụ của thuốc.

IV. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế bệnh trở tiến triển đến các giai đoạn cao hơn
Người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy nếu:
- Giữ lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhưng cần tập một cách thận trọng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý.
- Tiêm ngừa cúm vào mỗi mùa thu.
- Sử dụng bàn chải có sợi mềm để đánh răng.
Vì có rất ít yếu tố rủi ro đối với bệnh bạch cầu mạn thể tủy mà hầu hết các yếu tố không thể tránh được, nên không có cách nào để phòng ngừa căn bệnh này.
V. Diễn biến và tiên lượng
Điều trị bạch cầu mãn tính dòng tủy phụ thuộc vào giai đoạn chính xác của bệnh. Sử dụng chất ức chế tyrosine kinase là lựa chọn điều trị ban đầu cho bệnh nhân trong giai đoạn mãn tính. Chất ức chế tyrosine kinase đôi khi cũng được sử dụng trong giai đoạn cao hơn.
Với việc sử dụng tyrosin kinase, tỷ lệ sống hiện tại là trên 90%, 5 năm sau khi chẩn đoán giai đoạn mạn tính CML. Trước khi dùng imatinib, với điều trị, 5 – 10% bệnh nhân tử vong trong vòng 2 năm chẩn đoán; 10 – 15% trường hợp tử vong sau mỗi năm. Hầu hết (90%) trường hợp tử vong trong giai đoạn giai đoạn tăng tốc hoặc chuyển cấp. Thời gian sống trung bình sau giai đoạn chuyển cấp (blast) là 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn nếu có lui bệnh.
Tóm lại, bạch cầu mãn tính dòng tủy là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm để bệnh sang giai đoạn chuyển cấp sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, mọi người nên đi khám sức khỏe tổng quát định kì 3 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm nhất. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh bạch cầu mạn thể tủy.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy và các phương pháp điều trị loại bệnh này. Nhà thuốc An Tâm hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, các triệu chứng của bệnh này cũng như các liệu trình đang được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân.